Ghé thăm những chứng tích chiến tranh đặc biệt trên đại ngàn Tây Nguyên

Nhà đày Buôn Ma Thuột, nhà lao Pleiku và nhà ngục Kon Tum là loạt chứng tích lịch sử về tội ác của thực dân đế quốc và tinh thần yêu nước bất diệt của những con người cách mạng trên mảnh đất Tây Nguyên.

1. Nằm trên số 18 Đường Tán Thuật, phường Tự An thành phố Buôn Ma Thuột, nhà đày Buôn Ma Thuột - chứng tích chiến tranh được thực dân Pháp thiết lập từ năm 1930-1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những đảng viên Cộng sản bị bắt, bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ.

1. Nằm trên số 18 Đường Tán Thuật, phường Tự An thành phố Buôn Ma Thuột, nhà đày Buôn Ma Thuột - chứng tích chiến tranh được thực dân Pháp thiết lập từ năm 1930-1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những đảng viên Cộng sản bị bắt, bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ.

Nhà đày tọa lạc trên một khuôn viên rộng gần 2 ha, gồm sáu dãy phòng giam (từ lao 1 đến lao 6), một dãy xà lim và một số hạng mục phục vụ cho việc cai trị: nhà quản ngục, bếp ăn, bệnh xá… Bao quanh là bốn bức tường cao, có dây thép gai ở trên, các góc có tháp canh.

Nhà đày tọa lạc trên một khuôn viên rộng gần 2 ha, gồm sáu dãy phòng giam (từ lao 1 đến lao 6), một dãy xà lim và một số hạng mục phục vụ cho việc cai trị: nhà quản ngục, bếp ăn, bệnh xá… Bao quanh là bốn bức tường cao, có dây thép gai ở trên, các góc có tháp canh.

Nhà đày Buôn Ma Thuột là nơi giam cầm, đày ải các chiến sĩ cách mạng với một cách thức rất khắc nghiệt và tàn bạo. Thế nhưng, với ý chí đấu tranh kiên cường, những người tù Cộng sản đã biến nơi đây thành mặt trận đấu tranh mới, thành trường đào tạo về văn hóa, chính trị, lý luận quân sự.

Nhà đày Buôn Ma Thuột là nơi giam cầm, đày ải các chiến sĩ cách mạng với một cách thức rất khắc nghiệt và tàn bạo. Thế nhưng, với ý chí đấu tranh kiên cường, những người tù Cộng sản đã biến nơi đây thành mặt trận đấu tranh mới, thành trường đào tạo về văn hóa, chính trị, lý luận quân sự.

Chốn ngục tù này đã trở thành một nơi ươm mầm hạt giống cho cách mạng Việt Nam. Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã trưởng thành từ nhà đày Buôn Ma Thuột như đồng chí Võ Chí Công, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Phan Đăng Lưu…

Chốn ngục tù này đã trở thành một nơi ươm mầm hạt giống cho cách mạng Việt Nam. Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã trưởng thành từ nhà đày Buôn Ma Thuột như đồng chí Võ Chí Công, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Phan Đăng Lưu…

2. Nằm trên một khu đất cao thuộc phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, nhà lao Pleiku được người Pháp cho xây năm 1925 để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Đến năm 1940, nhà lao chuyển đổi thành nơi giam giữ những người yêu nước.

2. Nằm trên một khu đất cao thuộc phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, nhà lao Pleiku được người Pháp cho xây năm 1925 để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Đến năm 1940, nhà lao chuyển đổi thành nơi giam giữ những người yêu nước.

Vể tổng thể, nhà lao Pleiku bao gồm những dãy nhà giam kiên cố nằm trong một khuôn viên rộng, được bao quanh bằng tường cao với các tháp canh luôn có binh lính vũ trang túc trực. Trong kháng chiến chống Mỹ, chính quyền Sài Gòn vẫn dùng nhà lao Pleiku làm nơi giam tù chính trị.

Vể tổng thể, nhà lao Pleiku bao gồm những dãy nhà giam kiên cố nằm trong một khuôn viên rộng, được bao quanh bằng tường cao với các tháp canh luôn có binh lính vũ trang túc trực. Trong kháng chiến chống Mỹ, chính quyền Sài Gòn vẫn dùng nhà lao Pleiku làm nơi giam tù chính trị.

Tại nơi đây, nhiều hình thức tra tấn dã man đã được áp dụng để làm thui chột ý chí những người yêu nước.

Tại nơi đây, nhiều hình thức tra tấn dã man đã được áp dụng để làm thui chột ý chí những người yêu nước.

Bất chấp hoàn cảnh ngặt nghèo, các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong nhà lao.

Bất chấp hoàn cảnh ngặt nghèo, các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong nhà lao.

3. Nằm ở phía hạ lưu con sông Đăk Bla, cạnh thành phố Kon Tum, nhà ngục Kon Tum được người Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị, các chiến sỹ cách mạng của ta trong thời kỳ 1930-1931. Vào giai đoạn đó, hơn 500 lượt tù chính trị đã bị đưa vào trung tâm giam giữ này.

3. Nằm ở phía hạ lưu con sông Đăk Bla, cạnh thành phố Kon Tum, nhà ngục Kon Tum được người Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị, các chiến sỹ cách mạng của ta trong thời kỳ 1930-1931. Vào giai đoạn đó, hơn 500 lượt tù chính trị đã bị đưa vào trung tâm giam giữ này.

Do bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian, những dấu tích kiến trúc của nhà ngục xưa giờ đây đã không còn. Trên khu đất của nhà ngục xưa, một nhà lưu niệm đã được xây dựng, là nơi trưng bày mô hình các hiện vật lịch sử liên quan đến khu giam cầm khét tiếng Kon Tum một thời

Do bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian, những dấu tích kiến trúc của nhà ngục xưa giờ đây đã không còn. Trên khu đất của nhà ngục xưa, một nhà lưu niệm đã được xây dựng, là nơi trưng bày mô hình các hiện vật lịch sử liên quan đến khu giam cầm khét tiếng Kon Tum một thời

Cạnh nhà tưởng niệm có khu mộ tập thể của các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh tại nhà ngục. Do điều kiện ăn ở sinh hoạt tồi tệ cùng những đòn tra tấn man rợ của thực dân Pháp, gần một nửa số chiến sĩ bị giam cầm đã phải vĩnh viễn nằm lại nơi mảnh đất tù ngục.

Cạnh nhà tưởng niệm có khu mộ tập thể của các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh tại nhà ngục. Do điều kiện ăn ở sinh hoạt tồi tệ cùng những đòn tra tấn man rợ của thực dân Pháp, gần một nửa số chiến sĩ bị giam cầm đã phải vĩnh viễn nằm lại nơi mảnh đất tù ngục.

Trong khuôn viên khu di tích còn có một gò đất, là chứng tích về hoạt động lao động khổ sai ở nhà ngục Kon Tum thời thuộc địa.

Trong khuôn viên khu di tích còn có một gò đất, là chứng tích về hoạt động lao động khổ sai ở nhà ngục Kon Tum thời thuộc địa.

Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ghe-tham-nhung-chung-tich-chien-tranh-dac-biet-tren-dai-ngan-tay-nguyen-1882455.html