Được chuyển nhượng bảo vật nhưng không được kinh doanh

Sáng 8/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức phiên họp thường trực Ủy ban mở rộng nhằm thẩm tra sơ bộ dự án luật Di sản văn hóa sửa đổi.

Sau 20 năm ban hành và hơn 10 năm sửa đổi, bổ sung, hiện Luật Di sản văn hóa dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong thực tiễn. Đặc biệt, thực trạng di sản bị thất lạc hoặc bị mua bán trái phép, đòi hỏi phải có chế tài cụ thể về sở hữu bảo vật, di sản văn hóa. Đây cũng là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong phiên họp của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thẩm tra sơ bộ dự án Luật Di sản sửa đổi. Trong đó, về quy định cấm kinh doanh bảo vật Quốc gia, Bộ VH, TT & DL đã bổ sung, làm rõ quy định bảo vật quốc gia được chuyển nhượng trong nước; nhưng không được kinh doanh.

Cụ thể, dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi quy định rõ quyền sở hữu, quyền khác đối với di sản văn hóa, tạo cơ sở để xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu; Quy định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng được chuyển nhượng thông qua mua bán dân sự, trao đổi, tặng cho, thừa kế ở trong nước để gia tăng giá trị của di sản, chỉ cấm kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hóa ra nước ngoài; Đồng thời, quy định các biện pháp quản lý như địa điểm bảo tồn, khuyến khích sưa tầm và trưng bày cổ vật, quy định hoạt động kinh doanh giám định di vật, cổ vật./.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Đỗ Minh - Thế Anh

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/duoc-chuyen-nhuong-bao-vat-nhung-khong-duoc-kinh-doanh-217469.htm