Dùng kính viễn vọng 'bắn' sóng wifi lên Mặt Trăng

Mạng wifi đã phủ sóng tới những nơi không tưởng. Các nhà nghiên cứu đã tìm được cách phóng tín hiệu Wi-Fi lên mặt trăng nhờ sử dụng 4 kính viễn vọng để gửi tín hiệu lên vệ tinh và máy tạo chùm tim laser.

Các nhà nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tìm được cách phóng tín hiệu Wi-Fi lên mặt trăng nhờ sử dụng 4 kính viễn vọng để gửi tín hiệu lên vệ tinh và máy tạo chùm tim laser.

Trong khi các chuyên gia có thể truyền dữ liệu từ Mặt trăng xuống Trái đất với tốc độ 622 megabit/giây, nhanh hơn bất cứ hệ thống vô tuyến nào hiện nay, việc truyền tín hiệu Wi-Fi theo chiều ngược lại dừng ở mức 19,44 megabit/giây, nhanh gấp 44.800 lần so với các hệ thống liên lạc vô tuyến trong không gian từ trước đến nay.

Trạm vũ trụ quốc tế ISS cũng là địa điểm ngoài vũ trụ vẫn kết nối được mạng Wi-Fi. Để làm được điều này, các nhà khoa học sử dụng băng tần Ku-band mang đến tốc độ tải về 10 mbps và tải lên 2 mbps. Đây cũng chính là một hệ thống giao tiếp vệ tinh cũng đóng vai trò mang tới kết nối Wi-Fi cho các hành khách khi bay trên máy bay.

Nơi có khí hậu vốn khắc nghiệt được ví như vùng đất ngoài hành tinh là Bắc Cực cũng đã được trang bị mạng kết nối từ năm 2005. Mạng kết nối thông điện thoại vệ tinh Irdium từ chính khu trại Barneo, cách Bắc Cực 80km.

Đây là kết nối không dây đầu tiên được thực hiện tại đây. Ngoài ra, một mạng LAN cũng được kết nối với công nghệ Intel Centrino trên 4 chiếc laptop.

Everest Base Camp, Nepal là điểm cao nhất thế giới được lắp đặt Wi-fi miễn phí, với mục đích tạo điều kiện về thông tin liên lạc cho các nhà leo núi và du khách cũng như để hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu hộ.

Thực chất, từ năm 2010, Ncell đã cung cấp kết nối 3G tại đây. Sau đó, kết nối được nâng cấp thành kết nối 4G với chất lượng tốt hơn.

Sarahan cũng là một nơi kỳ lạ được trang bị Wi-Fi bởi vốn dĩ đây là một ngôi làng nhỏ bao quanh là sa mạc lớn tại Ấn Độ. Cuộc sống như bị "cách lỳ", nên đến khoảng năm 2005, ngôi làng này mới bắt đầu có điện để sử dụng và dân cư cũng rất thưa thớt, chỉ có khoảng 2.000 người

Ngay khi có điện, ngôi làng cũng được lắp luôn hệ thống Wi-Fi với trạm phát 20 m xung quanh. Kết nối này là của dự án Digital Gangetic Project, được xây dựng với mục đích mang thế giới, công nghệ tới cho những người dân nơi đây.

Girnar được biết đến là một ngọn núi cao nhất ở Gujarat, Ấn Độ, và thật kỳ lạ khi một địa điểm khắc nghiệt như thế này cũng có Wi-fi.

Girnar là nơi sở hữu tới hơn 30 ngôi đền rất nổi tiếng thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới tới thăm quan. Hệ thống Wi-Fi được lắp dọc các con đường đi bộ nơi đây để thuận tiện cho du khách sử dụng.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/dung-kinh-vien-vong-ban-song-wifi-len-mat-trang-1492744.html