Đức kẹt giữa hai gọng kìm

Nguồn cung LNG Mỹ bị đình đốn do cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ, trong khi Ukraine từ chối vận chuyển khí đốt Nga khiến Đức thiếu khí đốt nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia, Hoa Kỳ tiếp tục gây áp lực lên các đối thủ cạnh tranh từ lục địa Châu Âu, những quốc gia mà trong cơn bài Nga đã muốn tự sát, quyết định từ bỏ các tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên như “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2) hay tuyến ống qua lãnh thổ Ukraine.

Gần đây, giới học giả Đức đã nói về một kế hoạch của Mỹ đối với Đức, khi họ cho rằng, Washington đã đánh lừa bằng Berlin một cách tinh vi.

Nhà khoa học chính trị Alexander Rahr đã thu hút sự chú ý đến những gì đang xảy ra ở Đức, khi ông đã bình luận về những gì đang xảy ra ở đất nước mình trên kênh Telegram cá nhân hôm 28/01.

Ông lưu ý rằng, giới chức lãnh đạo các địa phương ở Đức hiện đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với Berlin, vì Washington sẽ đình chỉ hoàn toàn việc bán LNG cho nước này do khoảng cách địa lý quá xa và cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ đang khiến tuyến vận chuyển dầu Trung Đông bị tắc nghẽn.

Vị chuyên gia Đức nói rằng, kể cả khi Berlin cầu xin Washington đừng làm điều này thì nó vẫn sẽ xảy ra và nước Đức sẽ sa vào một cuộc khủng hoảng không lối thoát, do 2 gọng kìm mà Mỹ đang giăng ra đối với nước này.

Hai năm trước, Berlin từ chối nguồn cung cấp của Nga qua biển Baltic và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2, với niềm tin tuyệt đối rằng Washington sẽ thay thế Moscow, trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho mình và không ai ở Đức sẽ bị đóng băng do thiếu khí đốt Nga.

Một doanh nhân người Đức khác là ông Raru cho rằng, Berlin đang bị mắc vào một loại gọng kìm quái dị của Mỹ.

Sẽ không có LNG từ Mỹ, khi nguồn cung từ Vịnh Ba Tư gián đoạn do cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, sau đó Ukraine đã thông báo sẽ từ chối vận chuyển khí đốt của Nga.

Theo ông, có kẻ muốn bắt người Đức phải quỳ gối. Ở các nước châu Âu khác, năng lượng hạt nhân đang quay trở lại; thì ở Đức, vì lý do ý thức hệ, điều này sẽ không được thực hiện.

Sau khi công nghệ Xanh mà chính phủ Đức hết sức tin tưởng, không thể thay thế nguồn cung cấp khí đốt cho một nước công nghiệp như Đức, trong khi “Dòng chảy phương Bắc” bị phá hủy, Mỹ và Ukraine đã chặn hết các nguồn cung khác của Đức.

Ông nhấn mạnh rằng, bất chấp việc Liên minh châu Âu đưa ra các hạn chế mới chống Nga, nhiều nước EU vẫn mua khí đốt Nga, nhiều nước khác vẫn đang thảo luận về nhu cầu cung cấp nhiên liệu xanh từ Moscow.

Có một lựa chọn khác liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, nước muốn trở thành một trung tâm khí đốt khổng lồ của châu Âu, nhưng Ankara cũng mua một khối lượng lớn nguyên liệu năng lượng thô của Nga.

Hoàng Yến

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/duc-ket-giua-hai-gong-kim-post670493.html