Dòng tên lửa SAM: Nỗi sợ hãi lớn nhất với không quân NATO

Những tên lửa phòng không SAM của Liên Xô trước kia và Nga hiện nay, luôn đặt ra một thách thức ghê gớm đối với không quân Mỹ và các nước NATO.

Hệ thống tên lửa đất đối không có dẫn đường đầu tiên của gia đình nhà SAM là S-25 Berkut, được Liên Xô triển khai trong 27 năm - từ năm 1955 đến năm 1987. S-25 có tầm hoạt động khá hạn chế và ban đầu chỉ được triển khai xung quanh thủ đô Moscow.

Các biến thể tên lửa SAM mà Liên Xô phát triển sau khi S-25 Berkut được cải tiến đều đặn, bằng cách tăng tầm bắn, tốc độ và khả năng cơ động, thông qua việc bố trí trên bệ phóng di động và các biến thể bố trí trên tàu chiến.

Phiên bản thứ hai của dòng tên lửa SAM là hệ thống phòng không S-75 Dvina, được đưa vào hoạt động năm 1957 và nhanh chóng nổi danh, nhờ bắn rơi máy bay trinh sát chiến lược tầm cao U-2 của Mỹ vào năm 1959 tại Trung Quốc.

S-75 còn nổi danh hơn nữa, khi bắn rơi chiếc U-2 vào năm 1960 ngay trên lãnh thổ Liên Xô, bắn rơi một chiếc U-2 khác ở Cuba trong Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. S-75 càng nổi danh trong kháng chiến chống Mỹ, khi bắn hạ hàng loạt máy bay bay hiện đại bậc nhất thế giới, trong đó có nhiều máy bay ném bom chiến lược B-52.

Biến thể phòng không tầm xa đầu tiên trong gia đình SAM là tên lửa S-200 Angara; đây là hệ thống phòng không có tầm bắn xa, trần bắn từ trung bình đến cao, được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu lớn, khỏi các máy bay ném bom hạng nặng hoặc tiêu diệt các loại máy bay cảnh báo sớm trên không.

Các trung đoàn S-200 đầu tiên được triển khai vào năm 1966, đến cuối năm 1966 đã có 18 trận địa và 342 bệ phóng. Năm 1968, Liên Xô đã có 40 trận địa tên lửa S-200, năm 1969 là 60 trận địa. Số lượng trang bị các hệ thống S-200 trong biên chế quân đội ngày càng tăng nhanh trong thập niên 1970 và đến đầu thập niên 1980; đến năm 1985, đã có đến 130 trận địa và 1.950 bệ phóng.

Từ năm 1978-1989, Liên Xô triển khai hệ thống tên lửa S-300 đầu tiên; hệ thống phòng không này là một bước tiến vượt bậc trong công nghệ phòng không và chống tên lửa. S-300 sử dụng những công nghệ mang tính cách mạng, có tầm bắn xa vượt trội so với các thế hệ tên lửa đất đối không của Liên Xô trước đây.

Hệ thống S-300 ngoài tốc độ tên lửa và tầm bắn lớn hơn, một trong những cải tiến chính của hệ thống là tăng đáng kể độ tin cậy, khi sử dụng nhiên liệu rắn, cho phép thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn.

Tên lửa của hệ thống S-300 cũng được bảo quản trong các ống phóng, kiêm ống bảo quản, giúp tăng độ tin cậy; đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở nhiều khu vực của Liên Xô.

Do tên lửa được chứa trong ống phóng, nên một kỹ thuật phóng mới, đã được các kỹ sư Liên Xô phát triển; khi các ống phóng được bố trí phóng theo phương thẳng đứng, còn được gọi là kỹ thuật phóng “lạnh”.

Tên lửa S-300 được phóng khỏi ống phóng bằng khí nén, đến khoảng cách an toàn, động cơ tên lửa mới hoạt động và đẩy tên lửa đi các hướng. Kỹ thuật này cho phép tên lửa có xạ giới hướng 360°; và các loại tên lửa tầm xa của Nga sau này đều thiết kế theo hướng này.

Hệ thống S-400 Triumf là phiên bản đầu tiên trong gia đình SAM, mà Liên bang Nga phát triển và trang bị cho thời kỳ hậu Liên Xô. Ngoài việc tăng tầm bắn, S-400 đã cải tiến radar để có thể phát hiện các mục tiêu có độ phản xạ tín hiệu radar thấp, kể cả là máy bay tàng hình.

Theo thông tin từ Nga cho biết, liên kết liên lạc giữa tên lửa và trung tâm chỉ huy là không thể phá vỡ, một phần vì chúng sử dụng hệ thống liên lạc nhảy tần tự động, trong đó tên lửa và trung tâm chỉ huy nhanh chóng chuyển đổi tần số vô tuyến đồng thời.

Mới nhất mà giới quân sự đang mong đợi của gia đình SAMs là hệ thống phòng không S-500. Tháng 5/2018, Nga thông báo, hệ thống S-500 đã tiến hành một thử nghiệm phá kỷ lục thế giới, khi bắn hạ một mục tiêu ở khoảng cách 500 km.

Rõ ràng mục tiêu của hệ thống S-500 sẽ có thể là các các phương tiện bay siêu âm di chuyển trên Mach 5, các vệ tinh quỹ đạo thấp và sẽ gần giống với hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD của Mỹ.

Trong tương lai của gia đình SAM là hệ thống tên lửa phòng không S-600. Nếu các thế hệ SAM của Liên Xô/Nga trước đây hạn chế với những mục tiêu tàng tàng hình, thì hệ thống phòng không S-600 sẽ giải quyết mọi vấn đề.

Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào loại và chất lượng của radar sẽ được sử dụng cùng lúc. Tuy nhiên, theo quy luật phát triển của các hệ thống phòng không của Liên Xô/Nga, S-600 sẽ tiếp tục là mối đe dọa với không quân của các quốc gia NATO. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh một cuộc phóng thử tên lửa phòng không S-400 của lực lượng vũ trang Nga. Nguồn: RUPTLY.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/dong-ten-lua-sam-noi-so-hai-lon-nhat-voi-khong-quan-nato-1522021.html