Dòng chảy 'lạ' của tiền: Khi cần tiền, Công ty Thuận Thành tăng mạnh vốn rồi mới vay ngân hàng

ang có dòng chảy rất 'lạ' từ ngân hàng vào doanh nghiệp. Đó là mỗi lần cần tiền, Công ty Thuận Thành lại tăng sốc vốn của doanh nghiệp và tài sản đảm bảo rồi mới đi vay ngân hàng.

Công ty Thuận Thành ký hợp đồng với một ngân hàng giá trị hợp đồng là 800 tỷ đồng vào ngày 21/8/2023 (ảnh minh họa).

Công ty Thuận Thành ký hợp đồng với một ngân hàng giá trị hợp đồng là 800 tỷ đồng vào ngày 21/8/2023 (ảnh minh họa).

Công ty TNHH Đầu tư nhà ở xã hội Thuận Thành (Công ty Thuận Thành) vốn là đơn vị nhỏ trong ngành Bất động sản với vốn điều lệ chỉ đạt hơn 20 tỷ đồng trong nhiều năm liền. Thế nhưng, trước thềm phát hành lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng (ngày 21/8/2023), công ty nhiều lần tăng vốn điều lệ, từ mức chỉ 23,2 tỷ đồng lên 202 tỷ đồng. Nhờ đó, dư nợ trái phiếu/vốn điều lệ giảm mạnh từ 34,5 lần xuống chỉ còn 4 lần.

Không chỉ có vậy, trước khi ký hợp đồng trị giá 800 tỷ đồng với một Ngân hàng, Công ty Thuận Thành đã mạnh tay tăng vốn điều lệ của “tài sản đảm bảo”.

Tăng gấp 6 lần tài sản đảm bảo trước khi vay vốn tại ngân hàng

Ngày 21/8/2023, Công ty Thuận Thành phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng, nhưng thông tin các bên thu xếp vốn không được công bố.

Cụ thể, ngày 21/8/2023, Công ty Thuận Thành ký hợp đồng với một ngân hàng giá trị hợp đồng là 800 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là “Toàn bộ quyền tài sản của Bên bảo đảm phát sinh từ Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 01/2023 ký ngày 02/08/2023 giữa Bên bảo đảm với ông Vũ Việt Cường và các phụ lục Hợp đồng kèm theo (nếu có) liên quan đến việc chuyển nhượng 86,219% phần vốn góp của ông Ông Vũ Việt Cường tại Công ty TNHH Hoàng Gia”.

Thế nhưng, chỉ trước đó 20 ngày, vào ngày 1/8/2023, Công ty Hoàng Gia đã tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 1.161 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 6 lần). Ở thời điểm này, cơ cấu cổ đông của Công ty TNHH Hoàng Gia bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư nhà ở xã hội Thuận Thành (sở hữu 13,781%, tương đương 160 tỷ đồng) và ông Vũ Việt Cường (sở hữu 86,219%, tương đương 1.001 tỷ đồng).

Với việc chỉ sở hữu lượng cổ phần tương đương 160 tỷ đồng tại Công ty TNHH Hoàng Gia (thậm chí còn đã cầm cố trước đó), Công ty Thuận Thành không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, chỉ sau đó 1 ngày, tức là tới 2/8/2023, ông Vũ Việt Cường đã chuyển nhượng toàn bộ 86,219% cổ phần Công ty TNHH Hoàng Gia của ông cho Công ty Thuận Thành để công ty mang đi làm tài sản đảm bảo. Nếu Công ty TNHH Hoàng Gia không tăng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.161 tỷ đồng trong ngày 1/8 thì tài sản đảm bảo này quá thấp so với khoản vay trị giá 800 tỷ đồng.

Mua tài sản đảm bảo 2 ngày trước khi hợp đồng vay vốn có hiệu lực

Đây không phải lần đầu tiên Công ty Thuận Thành “thần tốc” trong việc đáp ứng được tiêu chuẩn về tài sản đảm bảo. Trước đó, trong hợp đồng vay với một ngân hàng vào hồi cuối tháng 4/2023, công ty này cũng đã hoàn thiện rất nhanh tài sản đảm bảo.

Cần phải nhấn mạnh rằng, tới cuối tháng 4/2023, vốn điều lệ của Công ty TNHH Hoàng Gia là 200 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: Ông Nguyễn Văn Trung (sở hữu 70% vốn, tương đương 140 tỷ đồng), ông Vũ Việt Cường (sở hữu 20% vốn, tương đương 40 tỷ đồng) và ông Nguyễn Văn Quế (sở hữu 10% vốn, tương đương 20 tỷ đồng).

Được biết, Công ty TNHH Hoàng Gia không có hoạt động kinh doanh tốt. Dù sở hữu vốn điều lệ hơn 200 tỷ đồng nhưng từ năm 2019 đến 2021, công ty ghi nhận lợi nhuận 0 đồng. Trước đó, năm 2017 và 2018, công ty lỗ 1,4 tỷ đồng và 2 tỷ đồng.

Ninh Nhi

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/dong-chay-la-cua-tien-khi-can-tien-cong-ty-thuan-thanh-tang-manh-von-roi-moi-vay-ngan-hang-361495.html