Đọc Tập Truyện ngắn CON CHÓ VÀNG CỦA MẸ

Tập truyện ngắn Con Chó Vàng Của Mẹ là một tập truyện ngắn hay của nhà văn Lưu Đức Thịnh, sách do Nhà xuât bản Hội Nhà văn phát ấn hành cuối năm 2021. Con chó vàng của mẹ bao gồm 23 truyện ngắn, nội dung của những câu chuyện về chiêm nghiệm cuộc sống, về đời sống hiện thực xã hội đương thời. Các truyện ngắn mộc mạc, dân dã, viết như ký sự.

Cả tập truyện ngắn có nhiều truyện hay, thạm chí viêt dài vài chục trang sách, truyện ngắn Con chó vàng của mẹ chỉ có 6 trang là một trong những truyện ngắn nhất trong tập sách, lại được được tác giả chọn làm dấu ẩn để đặt tên cho cả tập truyện.

Nội dung của truyện ngắn Con chó vàng củ mẹ, tác giả kể về người mẹ của mình, sống một mình ở quê,người con trai duy nhất của bà đi làm ăn xa, khi nào rảnh rỗi, hoặc cuối tùan mới về thăm bà. Bà mẹ mà tác giả kể có nuôi một con chó vàng rất đẹp, bụng thon, ngực nở đầu to, tai vếnh, mắt sáng to tròn, với bộ lông vàng mượt, dáng như con ngựa chiến, no lại đốm lưỡi nên rất khôn. Trước con chó vàng này, bà có nuôi nhiều con chó khác như con mực, con đốm, con khong, nhưng chúng đều chết yểu, duy chỉ đến lúc nuôi con chó vàng thì nó rất khỏe mạnh và rất khôn, nên bà rất quý con cho vàng này và coi nó như một người bạn thân thiết.

Bà có hai đứa cháu nội, mỗi khi được bố đưa về thăm, cả hai đứa cháu nội của bà đều rất thích co chó vàng, chúng thích thú vì được chạy nhảy thoải mái, lại được chơi với con chó vàng, thằng lớn thì nhảy lên lưng con chó vàng, miệng hét nhong nhong, vung tay vung chân như kỵ sỹ cưỡi ngựa, còn thằng nhỏ thì thường tum lấy đuôi chó, làm cho nó phải ngúng nguẩy bứt ra, có lúc bứt không được, nó kêu oăng oẳng, thế là cu cậu thích chí cười khanh khách. Chính vì vậy mà cứ đến cuối tùan là bọn trẻ lại đòi được về quê thăm bà nội và được chơi với con chó vàng.

Tác giả kể về những năm đó là những năm gần cuối thập niên bảy mươi trong thời kỳ bao cấp. Tác giả cùng vợ đều là cán bộ công chức, hưởng lương ba cọc ba đồng, sống trong khu tập thể ở ngoại thành Hà Nội, cái gì giá cả cũng đắt đỏ, nên để trang chải cho cuộc sống, cả hai vợ chồng phải tranh thủ đi làm thêm những ngày cuối tuần, nhưng cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là lúc bé trai thứ hai ốm đau, bị bệnh kiết lỵ, phải vào bệnh viện cáp cứu, nhưng vì không đủ tiền, nên nhân vật tôi trong câu chuyện đã phải về quê nhờ mẹ giúp đỡ.

Thực tế thì mẹ già ở quê cũng nghèo, chẳng có tài sản gì đáng giá, bà chỉ có mỗi con chó vàng là có thể bán được mấy chục đồng để lấy tiền cứu cháu nội. Vì thương cháu nên bà đã quyêt định bán con chó vàng. Mẹ đưa tiền cho tôi, giục mau ra bệnh viện với cháu, tôi giắt xe ra cổng mà mắt ứa lệ, cảm thấy trông vắng, hụt hẫng như mất đi một cái gì đó lớn lắm, đặc biệt ánh mắt của con chó vàng khi bị người mua lôi đi. Nó cố tỳ chân trước vò gạch sân nhà, như muốn cô tình không đi, mắt ứa lệ nhìn tôi như cầu khẩn van xin. Nhưng rồi cái thòng lọng của người mua chó cư lôi no đi, nó kêu oăng oẳng. Tôi vội ngoảnh mặt đi chỗ khac, còn mẹ tôi cũng chạy sang nhà hàng xóm lúc nào không hay.

Nhờ số tiền mẹ tôi bán con chó vàng, nên tôi đã cứu đụoc con trai của mình. Khi con khỏi bệnh, tôi đã đưa nó về thăm bà nội, gặp nội, nó hỏi con vàng đâu, mẹ tôi đành phải nói dối là nó chạy đi chơi rồi. Thằng bé đòi con vàng, nên tôi phải đưa nó đi tìm. Khi biết được sự thật là con vàng đã bị bán, cả hai thằng bé đều khóc ầm lên.

Nhiếu năm trôi qua… mẹ mất, hai đứa con trai đều trưởng thành và đều đi làm ăn xa, hai vợ chồng nhân vật tôi cũng nghỉ hưu, về quê trông nom nhà cửa mà ông bà để lại. Có lần vợ tôi phải đi chăm cháu nội ở xa, thế là chỉ còn lị mình tôi trong căn nhà 5 năm gian rộng lớn, tôi cảm thấy cô đơn trống vắng vô cùng. Lúc đó tôi mới thấm thía nỗi xót xa cơ cực của mẹ, tôi mới hiểu tại sao mỗi lần tôi về quê, mẹ tôi lại cứ níu koes, muốn trò chuyệ với tôi, thì ra người già rất sợ sự cô đơn. Thê mà trước đó, tôi đã để mẹ tôi bán đi cả con chó vàng nguồn an ủi của cụ khi con cái vắng nhà.

Lời bình: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Kết thúc câu chuyện, nhân vật tôi lúc già ở nhà một mình cảm thấy cô đơn trống vắng, nhớ đến con, nhớ đến cháu, mới chợt nhớ đến người mẹ già của mình bao năm vất vả cô đơn. Con, cháu vì công việc mưu sinh nên cũng ít về thăm bà. Bà chỉ có mỗi con chó vàng làm bầu bạn, nhưng vì cần tiền để cứu cháu, bà sẵn sàng bán con chó vàng.

Người con trai của bà cũng chưa hẳn đã là người vô tâm, nhưng chính vì cuộc sông mưu sinh nên có lẻ đã quên mất cần phải làm một cái gì đó cho bà mẹ già. Giá như sau đó khi có điều kiện phải mua cho bà mẹ một con chó khác để bà có con vật làm bầu bạn. Nhưng đúng là không có từ “giá như”, nên sự việc đã trải qua nhiều năm, lúc bà mẹ già mất, nhân vật tôi mới cảm thấy ân hận.

Người ta thường nói: Con chăm cha không bằng bà chăm ông, lúc kết thúc câu chuyện nhân vạt tôi lại sống một mình, mới tháy nỗi cô đơn của tuổi già, của người già, hai vợ chồng về hưu, về quê sinh sống, nhưng người vợi lại đi chăm cháu, khiến ông phải sống một mình. Chính vì điều này làm cho người đọc phải suy nghĩ, ai cũng lo, cũng thương cho con cho cháu, cháu ốm hoặc con mới sinh cháu là phải đi chăm nom, và người bà lại phải đi chăm cháu.

Người bà ở đây cũng chính là người vợ, đi chăm cháu, vô hình chung họ lại “bỏ quên” mất người chồng của mình. Có những người đàn ông từ thời nhỏ đến lớn có mẹ chăm lo, lúc lấy vợ có vợ chăm lo có khi cả đời chưa bao giờ biết nấu cơm náu nước, lúc về già 70 – 80 mươi tuổi tự nhiên lại phải học nấu cơm để tự lo cho bản thân mình. Trên thực tế điều này hiện nay cũng không phải là ít, có khi nhiều người vợ mãi đi chăm cháu ở xa, có khi đi vài năm là chuyện bình thường. Và khi đó người đàn ông phải ở một mình, tự chăm sóc bản thân.

Cuộc sống nó lại vướng vào vòng luẩn quẩn “lúc trẻ thì khổ vì con, lúc già thì khổ vì cháu”. Con cháu cũng chưa hẳn đã là vô tâm, khi có điều kiện họ làm việc ở thành phố, muốn đón cha mẹ lên chăm sóc, nhưng nhiều người già họ không muốn xa quê, họ muốn sống những năm tháng cuối đời ở quê. Vì vậy con cháu cũng phải thông cảm và hiểu cho cha mẹ, và nên để cho bà “chăm ông” chứ không nên để bà lại đi chăm con, chăm cháu, như vậy thì người đàn ông lại thui thủi cô đơn tuổi già một mình. Mà điều này chính là đoạn kết trong câu chuyện Con chó vàng của mẹ khiến cho người đọc phải suy nghĩ, phải xót xa.

Vương Quôc Hoa

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/doc-tap-truyen-ngan-con-cho-vang-cua-me-a18397.html