Độc đáo thành đá Tà Kơn giữa rừng Vĩnh Thạnh, Bình Định

Thành đá Tà Kơn nằm trong một cánh rừng già ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là một bức vách đá độc đáo, gồm nhiều cột đá hình lục giác ken sát vào nhau, cao hàng chục mét và kéo dài hàng trăm mét.

Đường lên Vĩnh Sơn

Từ trung tâm thị trấn Vĩnh Thạnh, theo con đường nhỏ thảm bê tông vượt đèo dốc, du khách băng rừng hơn 40km để đến thị trấn vùng cao Vĩnh Sơn.

Sườn núi lấp ló những vạt bông lau trắng. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Sườn núi lấp ló những vạt bông lau trắng. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Đoạn đầu, đường men theo sườn núi đi lên, bên phải còn nhìn thấy những thung lũng nhỏ dọc lưu vực sông Côn, sườn núi trổ những vạt bông lau trắng phất phơ trong gió.

Đường được xẻ qua núi, hai vách đá còn lởm chởm Ảnh: Ngô Hòa Nam

Đường được xẻ qua núi, hai vách đá còn lởm chởm Ảnh: Ngô Hòa Nam

Càng đi, đường càng nhỏ và vắng, bởi chủ yếu băng rừng, có rất ít những cụm dân cư ở ven đường. Có những đoạn, núi được phá để mở đường, con đường đi giữa hai vách núi lởm chởm.

Một điểm dân cư nhỏ ven đường. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Một điểm dân cư nhỏ ven đường. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Thi thoảng ven đường cũng có vài điểm dân cư cùng vài hộ gia đình. Duy nhất có một cụm dân cư tương đối lớn (và chục căn nhà tập trung) ở Đăk Xung, gần thủy điện Trà Xom.

Cụm dân cư Đăk Xung, lớn nhất dọc đường đi Vĩnh Sơn. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Cụm dân cư Đăk Xung, lớn nhất dọc đường đi Vĩnh Sơn. Ảnh: Ngô Hòa Nam

“Thành” đá Tà Kơn giữa rừng già Vĩnh Sơn

Lối vào thành đá Tà Kơn ở phía đầu thị trấn Vĩnh Sơn, theo hướng từ Vĩnh Thạnh đi lên. Khu vực này vốn rất thưa thớt dân cư, hầu như chưa vào tới khu vực có dân sinh sống. Hai bên chỉ là những cánh rừng và những con đường mòn vào rừng. Đa số đường mòn vào rừng khá giống nhau, không có người dẫn đường rất dễ lạc.

May mắn khi tác giả có được bảng chỉ dẫn rất đầy đủ tọa độ các điểm mốc của người bạn ở Quy Nhơn đã từng đi Tà Kơn, nên không phải tìm người địa phương dẫn đường.

Con đường đất luồn lách dưới những tán cây xanh ngắt của rừng già. Du khách nên thường xuyên kiểm tra lại tọa độ để tránh lạc đường.

Tấm bia di tích Tà Kơn dựng ngay bên lối mòn nhỏ hẹp giữa rừng. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Tấm bia di tích Tà Kơn dựng ngay bên lối mòn nhỏ hẹp giữa rừng. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Đi một quãng, tấm bia di tích Tà Kơn cũng hiện ra ngay lối đi chật hẹp. Thành đá Tà Kơn ở ngay cạnh tấm bia di tích đó. Đây là một vách đá, chiều dài còn lại khoảng hơn trăm mét và độ cao lớn nhất khoảng 20 mét.

Chỗ cao nhất của vách đá khoảng 20 mét. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Chỗ cao nhất của vách đá khoảng 20 mét. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Cổ thụ đã trùm lên một phần vách đá, giống ở khu đền Ta Promh (Siem Reap). Ảnh: Ngô Hòa Nam

Cổ thụ đã trùm lên một phần vách đá, giống ở khu đền Ta Promh (Siem Reap). Ảnh: Ngô Hòa Nam

Bức vách đá được tạo nên bởi hàng loạt cột đá hình lục giác chen sát nhau như kết cấu của gành đá đĩa dưới Phú Yên. Có lẽ do cấu tạo địa chất của cả vùng rộng lớn này giống nhau.

Vách đá Tà Kơn được cấu tạo bởi các trụ đá lục giác ken vào nhau. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Vách đá Tà Kơn được cấu tạo bởi các trụ đá lục giác ken vào nhau. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Một thớt đá dưới chân vách đá Tà Kơn. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Một thớt đá dưới chân vách đá Tà Kơn. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Ngô Hòa Nam

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/doc-dao-thanh-da-ta-kon-giua-rung-vinh-thanh-binh-dinh/