Độc đáo nghi thức rước nước 'cấp thủy' tại Lễ hội đền Xã Tắc

Lễ hội đền Xã Tắc (phường Ka Long, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương khi đặt chân tới vùng đất địa đầu của Đông Bắc Tổ quốc.

Tọa lạc gần ngã ba sông Ka Long, sát biên giới Việt - Trung, Đền Xã Tắc đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang nét đặc trưng của nhân dân nơi địa đầu Đông bắc Tổ quốc. Lễ hội đền Xã Tắc được tổ chức thường niên vào ngày 30/1 - 1/2 (Âm lịch).

Tọa lạc gần ngã ba sông Ka Long, sát biên giới Việt - Trung, Đền Xã Tắc đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang nét đặc trưng của nhân dân nơi địa đầu Đông bắc Tổ quốc. Lễ hội đền Xã Tắc được tổ chức thường niên vào ngày 30/1 - 1/2 (Âm lịch).

Năm 2020, Đền Xã Tắc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp Quốc gia. Ông Đỗ Văn Tuấn - Ủy viên BTV thành ủy, PCT thường trực UBND thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), Trưởng Ban tổ chức gióng trống khai hội đền Xã Tắc 2023.

Năm 2020, Đền Xã Tắc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp Quốc gia. Ông Đỗ Văn Tuấn - Ủy viên BTV thành ủy, PCT thường trực UBND thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), Trưởng Ban tổ chức gióng trống khai hội đền Xã Tắc 2023.

Lễ hội đền Xã Tắc năm 2023 gồm các nghi lễ chính như: Lễ Cấp thủy (lấy nước); Lễ Mộc dục (tắm tượng); Lễ Nghênh thần; Lễ An vị; Lễ Xã Tắc... Trong đó, Lễ Cấp thủy là nghi thức quan trọng để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; người dân trong vùng luôn gặp bình an, may mắn, làm ăn thuận lợi.

Lễ hội đền Xã Tắc năm 2023 gồm các nghi lễ chính như: Lễ Cấp thủy (lấy nước); Lễ Mộc dục (tắm tượng); Lễ Nghênh thần; Lễ An vị; Lễ Xã Tắc... Trong đó, Lễ Cấp thủy là nghi thức quan trọng để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; người dân trong vùng luôn gặp bình an, may mắn, làm ăn thuận lợi.

Ở lễ Cấp thủy, đoàn lễ tế sẽ di chuyển ra ngã ba sông để lấy nước sạch, sau đó rước về đền làm lễ Mộc Dục.

Ở lễ Cấp thủy, đoàn lễ tế sẽ di chuyển ra ngã ba sông để lấy nước sạch, sau đó rước về đền làm lễ Mộc Dục.

Đoàn tế lễ đi làm lễ lấy nước tại ngã ba Xoáy nguồn.

Đoàn tế lễ đi làm lễ lấy nước tại ngã ba Xoáy nguồn.

Từ sớm, đông đảo người dân địa phương và du khách đã có mặt bên bờ sông Ka Long cùng đón xem nghi thức Cấp thủy trên ngã ba Xoáy nguồn để cầu cho một năm bình an, may mắn.

Từ sớm, đông đảo người dân địa phương và du khách đã có mặt bên bờ sông Ka Long cùng đón xem nghi thức Cấp thủy trên ngã ba Xoáy nguồn để cầu cho một năm bình an, may mắn.

Lễ rước nước sông Ka Long về làm lễ Mộc dục.

Lễ rước nước sông Ka Long về làm lễ Mộc dục.

Nghi lễ Nghênh thần (rước thần đi du xuân) qua các tuyến phố, cầu Ka Long, cầu Hòa Bình... thu hút hàng trăm người dân và du khách.

Nghi lễ Nghênh thần (rước thần đi du xuân) qua các tuyến phố, cầu Ka Long, cầu Hòa Bình... thu hút hàng trăm người dân và du khách.

Người dân sắm mâm lễ trước nhà để cầu bình an.

Người dân sắm mâm lễ trước nhà để cầu bình an.

Sau lễ Nghênh Thần, kiệu thần được rước về đền để lập đàn tế Xã Tắc.

Sau lễ Nghênh Thần, kiệu thần được rước về đền để lập đàn tế Xã Tắc.

Năm nay, trong khuôn khổ lễ hội, người dân địa phương và du khách có thể đón xem chương trình văn nghệ dân gian, trải nghiệm các trò chơi truyền thống như bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy, đi cầu kiều, viết thư pháp...

Năm nay, trong khuôn khổ lễ hội, người dân địa phương và du khách có thể đón xem chương trình văn nghệ dân gian, trải nghiệm các trò chơi truyền thống như bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy, đi cầu kiều, viết thư pháp...

Người dân đi xin chữ đầu năm.

Người dân đi xin chữ đầu năm.

Lối kiến trúc truyền thống của đền cùng khung cảnh thiên nhiên đẹp nên thơ hấp dẫn nhiều bạn trẻ đến vãn cảnh, mặc áo dài, check-in...

Lối kiến trúc truyền thống của đền cùng khung cảnh thiên nhiên đẹp nên thơ hấp dẫn nhiều bạn trẻ đến vãn cảnh, mặc áo dài, check-in...

Việc tổ chức lễ hội đã góp phần cho việc gìn giữ nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam ở vùng phên dậu của Tổ quốc.

Việc tổ chức lễ hội đã góp phần cho việc gìn giữ nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam ở vùng phên dậu của Tổ quốc.

Bên cạnh đó, giúp thế hệ trẻ nâng cao ý thức bảo tồn lễ hội truyền thống và góp phần cho sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như thúc đẩy du lịch của phường Ka Long nói riêng, cũng như là thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Bên cạnh đó, giúp thế hệ trẻ nâng cao ý thức bảo tồn lễ hội truyền thống và góp phần cho sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như thúc đẩy du lịch của phường Ka Long nói riêng, cũng như là thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nói chung.

CTV Huyền Chi/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/di-san/doc-dao-nghi-thuc-ruoc-nuoc-cap-thuy-tai-le-hoi-den-xa-tac-post1002848.vov