Độc đáo các nghi lễ tại Lễ hội khai ấn Đền Trần

Trước đêm khai ấn ít ngày, tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đã diễn ra các nghi lễ quan trọng khác của Lễ hội khai ấn Đền Trần, đó là lễ rước kiệu Ngọc Lộ và lễ rước nước, tế cá.

Lễ rước kiệu Ngọc Lộ diễn ra sáng 11 tháng Giêng, được tổ chức trở lại lần đầu sau vài năm bị gián đoạn vì dịch Covid-19. Đám rước hàng trăm người, có đầy đủ cờ, nghi trượng, dàn bát âm, khởi hành từ đền Thượng (đền Thiên Trường) sang chùa Phổ Minh.

Lễ rước kiệu Ngọc Lộ diễn ra sáng 11 tháng Giêng, được tổ chức trở lại lần đầu sau vài năm bị gián đoạn vì dịch Covid-19. Đám rước hàng trăm người, có đầy đủ cờ, nghi trượng, dàn bát âm, khởi hành từ đền Thượng (đền Thiên Trường) sang chùa Phổ Minh.

Kiệu Ngọc Lộ rất lớn, chạm khắc vô cùng đẹp mắt, được gánh bởi các thanh niên trai tráng khỏe mạnh.

Kiệu Ngọc Lộ rất lớn, chạm khắc vô cùng đẹp mắt, được gánh bởi các thanh niên trai tráng khỏe mạnh.

Đội múa rồng đi đầu đoàn rước kiệu, biểu diễn trong tiếng trống hội rộn rã, náo nức của ngày xuân.

Đội múa rồng đi đầu đoàn rước kiệu, biểu diễn trong tiếng trống hội rộn rã, náo nức của ngày xuân.

Làm lễ, xin rước bát hương thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba đời Trần và cũng là Đệ nhất Tổ của thiền phái Trúc Lâm tại gian thờ của chùa Phổ Minh, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt.

Làm lễ, xin rước bát hương thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba đời Trần và cũng là Đệ nhất Tổ của thiền phái Trúc Lâm tại gian thờ của chùa Phổ Minh, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt.

Đoàn rước kiệu trở về Đền Trần, nơi cách chùa Phổ Minh khoảng 500m.

Đoàn rước kiệu trở về Đền Trần, nơi cách chùa Phổ Minh khoảng 500m.

Kiệu được đặt trang trọng trước lư hương lớn trong sân đền Thiên Trường.

Kiệu được đặt trang trọng trước lư hương lớn trong sân đền Thiên Trường.

Bát hương thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông được thỉnh từ trong kiệu ra, với ý nghĩa về đền Thiên Trường để bái tổ, tri ân công đức của các bậc tiền nhân.

Bát hương thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông được thỉnh từ trong kiệu ra, với ý nghĩa về đền Thiên Trường để bái tổ, tri ân công đức của các bậc tiền nhân.

Các vị cao niên, thủ nhang đền Thiên Trường làm lễ kính cáo với các vị vua Trần.

Các vị cao niên, thủ nhang đền Thiên Trường làm lễ kính cáo với các vị vua Trần.

Trong không gian linh thiêng, rất nhiều người dân đã đến để chứng kiến một nghi lễ quan trọng trong Lễ hội khai ấn Đền Trần. Trước đây, từng có thời gian dài lễ rước kiệu Ngọc Lộ bị mai một, trước khi được phục dựng đầy đủ vào năm 2015.

Trong không gian linh thiêng, rất nhiều người dân đã đến để chứng kiến một nghi lễ quan trọng trong Lễ hội khai ấn Đền Trần. Trước đây, từng có thời gian dài lễ rước kiệu Ngọc Lộ bị mai một, trước khi được phục dựng đầy đủ vào năm 2015.

Sáng 12 tháng Giêng xuân Quý Mão, tại Đền Trần tiếp tục diễn ra nghi lễ rước nước, tế cá. Nghi lễ này có ý nghĩa tôn vinh nghề chài lưới vốn là xuất thân của nhà Trần, và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Sáng 12 tháng Giêng xuân Quý Mão, tại Đền Trần tiếp tục diễn ra nghi lễ rước nước, tế cá. Nghi lễ này có ý nghĩa tôn vinh nghề chài lưới vốn là xuất thân của nhà Trần, và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Đoàn rước có đầy đủ đội rước rồng, lân; chiêng, trống, đội bát âm, kiệu rước nước, kiệu rước cá, đội đánh bắt cá với vật dụng đầy đủ như vó, giậm, nơm; kiệu thánh, đội tế nam quan, đội tế nữ quan…

Đoàn rước có đầy đủ đội rước rồng, lân; chiêng, trống, đội bát âm, kiệu rước nước, kiệu rước cá, đội đánh bắt cá với vật dụng đầy đủ như vó, giậm, nơm; kiệu thánh, đội tế nam quan, đội tế nữ quan…

Thực hiện nghi thức rước nước ở giếng Rồng.

Thực hiện nghi thức rước nước ở giếng Rồng.

Sau khi lấy nước ở giếng Rồng, đoàn lễ tổ chức đánh bắt hai loại cá "triều đẩu" (cá quả) và "long ngư" (cá chép), chuyển đến kiệu Rồng.

Sau khi lấy nước ở giếng Rồng, đoàn lễ tổ chức đánh bắt hai loại cá "triều đẩu" (cá quả) và "long ngư" (cá chép), chuyển đến kiệu Rồng.

Các vị cao niên thực hiện nghi thức dâng nước, tế cá tại Đền Trần.

Các vị cao niên thực hiện nghi thức dâng nước, tế cá tại Đền Trần.

Rực rỡ sắc mầu tại lễ rước nước, tế cá, 1 trong 3 nghi lễ quan trọng nhất của Lễ hội khai ấn Đền Trần, cùng lễ khai ấn và lễ rước kiệu Ngọc Lộ.

Rực rỡ sắc mầu tại lễ rước nước, tế cá, 1 trong 3 nghi lễ quan trọng nhất của Lễ hội khai ấn Đền Trần, cùng lễ khai ấn và lễ rước kiệu Ngọc Lộ.

TRẦN KHÁNH PVTT Nam Định

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-doc-dao-cac-nghi-le-tai-le-hoi-khai-an-den-tran-post736990.html