Doanh nghiệp sản xuất cần chuẩn bị gì cho 'sức bật' cuối năm?

Chi tiêu của người tiêu dùng có thể sẽ cải thiện vào dịp cuối năm, doanh nghiệp sản xuất cần chuẩn bị gì để có thể tạo 'sức bật' sẵn sàng cho tăng trưởng?

Sức mua “nóng” trở lại dịp cuối năm

Những dịp mua sắm cao điểm cuối năm ở Việt Nam là một cuộc đua "marathon” của các nhãn hàng với hàng loạt sự kiện liên tục, bắt đầu từ tháng 10 đến Tết dương lịch, Tết nguyên đán và Valentine (2024). Chi tiêu của người tiêu dùng có thể sẽ cải thiện nhờ lãi suất giảm, thuế VAT giảm và các biện pháp của Chính phủ giải quyết một số vướng mắc lĩnh vực bất động sản, tài chính.

Tính riêng tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt con số 512,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước - theo Tổng Cục Thống kê.

Trước tình hình này, ngành sản xuất đang đứng trước cơ hội và cả thách thức. Doanh nghiệp sản xuất có thể gia tăng đơn hàng vào dịp cuối năm, phân phối hàng hóa và sản phẩm sẽ được cải thiện nhiều rõ rệt. Ngược lại, năm 2023 doanh nghiệp sản xuất gặp phải nhiều vấn đề như cắt giảm - thiếu lao động, thiếu đơn hàng, thiếu vốn nên “đứng im” quá lâu, giá nguyên liệu đầu vào cao ảnh hưởng tới nguồn vốn, không đủ năng lực nên vẫn duy trì quy trình quản lý thủ công, rời rạc, không năng suất, không đủ sản lượng (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ - SME).

Vì thế sẽ không đáp ứng được nguồn cung cũng như đảm bảo thời gian giao hàng cho đối tác, mất khả năng cạnh tranh với đối thủ. Chưa kể để duy trì được dây chuyền sản xuất, các doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm nhiều chi phí về nhà kho, thuê bãi, nhân sự lành nghề…

Quy trình sản xuất tại nhà máy. Ảnh minh họa

Đến lúc doanh nghiệp sản xuất “chuyển mình”

Với sự phát triển không ngừng của những phần mềm quản trị, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã chọn ứng dụng giải pháp quản trị tổng thể để cải thiện sản xuất và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiện nay doanh nghiệp không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí để sở hữu một phần mềm ứng dụng quản trị tổng thể, kể cả là doanh nghiệp SME cũng có thể sở hữu để cải thiện năng lực của mình.

Với chủ đề giảm thiểu chi phí, tăng khả năng vận hành cho doanh nghiệp sản xuất, sự kiện “Tối ưu vận hành - Giảm thiểu chi phí - Ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp sản xuất” được tổ chức bởi công ty 1C Việt Nam phối hợp Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (SCE) - trực thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) ngày 06/09 vừa qua đã đưa ra nhiều giải pháp về quy trình vận hành cho lãnh đạo, đặc biệt trong thời kỳ “nước rút” như cuối năm.

Ông Alexander Evchenko - CEO 1C Việt Nam cho biết: “Chúng tôi hiểu đứng trước nhiều khó khăn còn tồn đọng, thời điểm cuối năm chính là lúc để doanh nghiệp sản xuất có thể vực dậy. Việc áp dụng chuyển đổi số vào quy trình vận hành không chỉ giúp doanh nghiệp sản xuất giải quyết được vấn đề trước mắt, mà đó chính là bước đầu tiên, cũng là bước đệm cần thiết và hiệu quả trong tương lai, trong thời kỳ công nghệ”.

CEO 1C Việt Nam phát biểu tại sự kiện vừa qua

Được biết, hiện tại công ty 1C Việt Nam đang sở hữu phần mềm 1C:Company Management được phát triển trên nền tảng Low-code, để doanh nghiệp có thể tự tùy chỉnh các tính năng theo nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp mà không phải phụ thuộc vào bên thứ 3. Giải pháp này đặc biệt phù hợp với đặc thù của ngành sản xuất.

Về tính năng, phần mềm áp dụng hiệu quả trong quy trình vận hành sản xuất nhờ khả năng liên kết liên phòng ban, các bộ phận Bán hàng - Mua hàng - Sản xuất - Kho - Tài chính - Nhân sự tiền lương - CRM đều hoạt động, báo cáo trên hệ thống phần mềm duy nhất. Bảo đảm quy trình vận hành trơn tru, không xảy ra lỗi bởi các tính năng và đặc thù của từng bộ phận đã được lập trình sẵn. Ví dụ, phần mềm sẽ đẩy số liệu tồn kho nhanh chóng, kịp thời từ bộ phận sản xuất để hỗ trợ bộ phận bán hàng, hỗ trợ bộ phận thu mua biết tình trạng nguyên liệu sản xuất để sản xuất kịp thời… Ngoài ra, phần mềm ứng dụng định mức nguyên liệu B.O.M động để tự động xác định chính xác nguyên vật liệu đầu vào cần có theo từng đặc thù sản phẩm, tiết kiệm lao động, nhân công và chính xác các chỉ số tới 100% tránh tình trạng hàng bị lỗi, thừa.

Áp dụng công nghệ này, doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả tới 62%, giải quyết nhiều vấn đề “đau đầu” nêu trên. Nhờ giải pháp xây dựng chính sách bán hàng linh động, quy trình từ bán hàng; lên đơn; sản xuất; nhập kho; giao vận được xuyên suốt và liền mạch, tránh mất thời gian và sai sót trong các khâu cho doanh nghiệp.

Trong suốt thời gian hoạt động và phát triển 1C Việt Nam đã được sự tín nhiệm và đồng hành của rất nhiều đối tác, cũng gặt hái được những giải thưởng lớn như: Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu nhận giải Rồng Vàng 2022-2023; Nhà cung cấp giải pháp phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp của AED; Giải thưởng sản phẩm phần mềm chất lượng cao của G2 - Crowd - Bình chọn dựa trên mức độ hài lòng và đánh giá trực tiếp từ người sử dụng…

Nguyễn Duyên

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/doanh-nghiep-san-xuat-can-chuan-bi-gi-cho-suc-bat-cuoi-nam-271243.html