Điều lệ Cuộc thi 'Sáng tạo logo và slogan về sản xuất và tiêu dùng bền vững'

Cuộc thi 'Sáng tạo logo và slogan về sản xuất và tiêu dùng bền vững' được phát động ngày 27/10/2023 và sẽ nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 01/12/2023.

Tên Cuộc thi

Cuộc thi “Sáng tạo logo và slogan về sản xuất và tiêu dùng bền vững”.

Đối tượng dự thi

- Mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, không phân biệt độ tuổi và ngành nghề;

- Có thể dự thi theo hình thức cá nhân tự do hoặc theo nhóm;

- Thành viên Ban Tổ chức và Ban Giám khảo Cuộc thi không được tham gia dự thi.

Quy định về tác phẩm dự thi

- Tác phẩm dự thi là 1 bộ sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm cả logo (biểu trưng) và slogan (khẩu hiệu), cụ thể:

+ Logo được hiểu là sản phẩm trực quan, bao gồm hình ảnh đồ họa hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

+ Slogan được hiểu là một câu văn ngắn gọn, súc tích bằng tiếng Việt và thể hiện được thông điệp của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Tác phẩm dự thi được in hoặc thể hiện trên một mặt trang A4 (21cm x 29,7cm) nền trắng, không dòng kẻ. Trong trang A4 trình bày logo và slogan lớn in màu đặt ở chính giữa, phía trên, logo và slogan nhỏ in đen trắng đặt ở bên phải, phía dưới.

- Logo và slogan lớn có kích thước (dài/rộng) không quá 15cm; logo và slogan nhỏ có kích thước (dài/rộng) không quá 3cm. Không ghi bất kỳ ký hiệu nào khác ngoài 2 mẫu thiết kế trên.

- Tác phẩm dự thi cần nộp bộ quy chuẩn sử dụng logo bao gồm:

+ Logo trên khung ô lưới và phân tích hình học;

+ Logo đen trắng, âm bản và dương bản;

+ Quy định màu logo với các hệ màu RGB, CMYK, Hex;

+ Quy định kích thước và khoảng cách tối thiểu;

+ Quy định phông chữ.

- Mỗi tổ chức, cá nhân có thể tham gia dự thi với số lượng tối đa 5 tác phẩm;

- Các mẫu thiết kế đều phải đi kèm bản Thuyết minh ý tưởng (khoảng 500 từ);

- Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ và mô tả tác phẩm tham gia dự thi là tiếng Việt;

- Các tác phẩm dự thi không phải là đối tượng tranh chấp bản quyền tác giả; chưa được sử dụng hoặc xuất hiện trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào ở trong và ngoài nước; chưa gửi tham gia Cuộc thi nào khác.

Hồ sơ dự thi

Hồ sơ dự thi gồm có:

(1). Đơn đăng ký dự thi (theo Phụ lục 01 đính kèm): 01 bản. Nếu là cá nhân dự thi, cần có chữ ký của cá nhân tham gia. Nếu là tập thể dự thi, cần có chữ ký của tập thể tham gia. Nếu là cơ quan, tổ chức dự thi, cần có chữ ký của người chịu trách nhiệm và dấu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

(2). Tác phẩm dự thi

(3). Thuyết minh mô tả ý tưởng

(4). Tài liệu bổ sung theo yêu cầu trong trường hợp hồ sơ được chọn vào Vòng chung khảo.

Thời gian tiếp nhận Hồ sơ dự thi:

Thời gian dự kiến từ ngày 27/10/2023 đến hết ngày 01/12/2023.

Cách thức gửi tác phẩm dự thi

- Hồ sơ dự thi được gửi đồng thời theo 2 hình thức sau:

+ Hình thức 1: Gửi bản in trực tiếp hoặc qua bưu điện theo địa chỉ:

Tạp chí Công Thương - Tầng 8, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Toàn bộ Hồ sơ dự thi sơ khảo được để trong phong bì khổ A4, phía ngoài ghi rõ: “Tác phẩm tham dự Cuộc thi Sáng tạo logo và slogan về sản xuất và tiêu dùng bền vững”.

+ Hình thức 2: Gửi vào địa chỉ email: tapchicongthuong.moit@gmail.com hoặc lethilananh93@gmail.com

Các bản sao giấy tờ liên quan theo quy định được scan và xuất thành file mềm định dạng JPEG hoặc PDF.

Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm cho các trường hợp Hồ sơ dự thi không được gửi tới Ban Tổ chức do lỗi vận chuyển.

Ban Tổ chức không trả lại Hồ sơ dự thi.

Thông tin chi tiết liên hệ:

Nhà báo Lê Thị Lan Anh - Điện thoại: 0987.740.679.

Cơ cấu giải thưởng

Cơ cấu giải thưởng Cuộc thi bao gồm:

- 01 giải Nhất: trị giá 10.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười triệu đồng).

- 02 giải Khuyến khích: trị giá 5.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu đồng).

Lưu ý: Dựa trên thực tế, trong quá trình thực hiện, Ban Tổ chức có thể quyết định điều chỉnh hình thức trao thưởng và cơ cấu giải thưởng nêu trên. Nội dung điều chỉnh sẽ được thông báo trước thời điểm thực hiện trên các phương tiện truyền thông.

Nguyên tắc, tiêu chí và phương pháp chấm điểm

Nguyên tắc chấm điểm

- Bảo đảm khách quan, chính xác và công bằng;

- Khuyến khích các tác phẩm có tính sáng tạo, thể hiện được thông điệp của Chương trình.

Tiêu chí chấm điểm

Hệ thống tiêu chí để đánh giá tác phẩm dự thi bao gồm:

- Thể hiện được thông điệp hướng đến tiêu chí bền vững và thân thiện môi trường theo nội dung của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đề ra;

- Ý tưởng độc đáo, sáng tạo của tác phẩm;

- Tính ứng dụng cao: Thuận lợi cho việc in ấn, phóng to, thu nhỏ, đắp nổi, gia công được bằng mọi chất liệu;

- Đạt được những yêu cầu về thiết kế như: thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết, ấn tượng với công chúng, thể hiện được nét truyền thống kết hợp với xu thế hiện đại và hội nhập (thể hiện qua màu sắc, đường nét, bố cục, ý nghĩa...); Slogan được sáng tác và thiết kế hài hòa với chỉnh thể của logo.

Phương pháp chấm điểm

- Chấm Vòng sơ khảo sẽ chọn ra 10 tác phẩm có ý tưởng, mẫu thiết kế và có số điểm đánh giá cao nhất để đưa vào Vòng chung khảo;

- Chấm Vòng chung khảo để chọn những tác phẩm đạt giải;

Cách tính điểm

- Ban Giám khảo chấm điểm theo thang điểm mà Ban Tổ chức và Ban Giám khảo thống nhất ban hành.

- Tiêu chí lựa chọn Giải thưởng theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp.

- Quyết định của Ban Tổ chức là quyết định cuối cùng.

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/dieu-le-cuoc-thi-sang-tao-logo-va-slogan-ve-san-xuat-va-tieu-dung-ben-vung-112856.htm