Điểm tựa cho phụ nữ nghèo khuyết tật

Chị Lê Thị Hồng Phương (sinh năm 1967, là Chi ủy viên chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình) là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong tỉnh Cà Mau làm tình nguyện viên hỗ trợ người khuyết tật. Bằng tình thương và trách nhiệm của một đảng viên, chị đã tiên phong, sáng tạo, tập hợp các chị em phụ nữ khuyết tật ở địa phương, tạo công ăn việc làm để các chị em có thu nhập, tự tin hòa nhập với cộng đồng, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

Từ năm 2016 đến nay, chị Lê Thị Hồng Phương (bìa trái) đã mở lớp tại trụ sở câu lạc bộ - cũng là nhà riêng của chị và trực tiếp giảng dạy, truyền nghề thủ công mỹ nghệ cho 13 tổ phụ nữ với tổng số 230 chị em trong và ngoài địa phương tham gia, trong đó có 22 chị em khuyết tật của câu lạc bộ.

Từ năm 2016 đến nay, chị Lê Thị Hồng Phương (bìa trái) đã mở lớp tại trụ sở câu lạc bộ - cũng là nhà riêng của chị và trực tiếp giảng dạy, truyền nghề thủ công mỹ nghệ cho 13 tổ phụ nữ với tổng số 230 chị em trong và ngoài địa phương tham gia, trong đó có 22 chị em khuyết tật của câu lạc bộ.

Chị Phương tâm sự, với vai trò và trách nhiệm một đảng viên, Chi ủy viên chi bộ và là Chi hội trưởng phụ nữ, chị luôn trăn trở vì trên địa bàn có nhiều chị em phụ nữ bị khuyết tật như lưng gù, chột mắt, teo cơ…. vẫn còn sức lao động nhưng tự ti, mặc cảm, xa cách với cộng đồng. Thông hiểu và chia sẻ, chị đã đề xuất và được cấp trên chấp thuận, thành lập câu lạc bộ phụ nữ khuyết tật ở địa phương vào ngày 20/10/2016, quy tụ 22 chị em tham gia.

Để giúp chị em trong câu lạc bộ có cái nghề để vươn nên, bản thân chị Phương tự đi học nghề và về truyền lại cho chị em cách thêu tranh đính đá, kết cườm, kết hoa, đan thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình, dây chuối, lá bồn bồn, năng tượng.

Chị Phương (bên phải) trực tiếp cầm tay chỉ việc cho đến khi chị em thạo nghề.

Chị Phương (bên phải) trực tiếp cầm tay chỉ việc cho đến khi chị em thạo nghề.

Khi thạo nghề, các chị em khuyết tật có thể kiếm được từ 2-3,5 triệu đồng/người/tháng.

Khi thạo nghề, các chị em khuyết tật có thể kiếm được từ 2-3,5 triệu đồng/người/tháng.

Bước đầu khởi nghiệp của câu lạc bộ gặp muôn vàn khó khăn vì sản phẩm làm ra không đạt chất lượng hoặc chất lượng kém, phải bồi thường hợp đồng. Không nản chí, chị Phương luôn làm công tác tư tưởng, động viên, khuyến khích chị em vượt khó với ý chí quyết tâm cao. Cuối cùng đã thành công, sản phẩm các chị làm ra đảm bảo chất lượng.

Các chị sau khi học hỏi thạo nghề từ chị Phương thì tiếp tục hướng dẫn, truyền nghề lại cho người thân, bạn bè. Đến nay, chị Phương đã mở lớp đào tạo cho 13 tổ phụ nữ với tổng số 230 chị em trong và ngoài địa phương tham gia. Chị Phương cũng giúp bao tiêu đầu ra sản phẩm của các chị làm được.

Chị Võ Thị Sa (sinh năm 1963, bị gù lưng sau cơn bạo bệnh cách đây hơn 20 năm) tham gia từ những ngày đầu câu lạc bộ mới thành lập đến nay, hiện chị có cuộc sống ổn định, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Chị Võ Thị Sa (sinh năm 1963, bị gù lưng sau cơn bạo bệnh cách đây hơn 20 năm) tham gia từ những ngày đầu câu lạc bộ mới thành lập đến nay, hiện chị có cuộc sống ổn định, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Hiện, Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật làm ra được 45 mặt hàng, trong đó nổi bật là các mặt hàng: nón, túi xách, bình trà, giỏ đựng trái cây đã xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia thông qua các công ty đầu mối ở Kiên Giang, Sóc Trăng và TP Hồ Chí Minh. Doanh thu của câu lạc bộ đạt gần 800 triệu đồng/năm, thu nhập của các thành viên từ 2-3,5 triệu đồng/người/tháng, giúp chị em giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật ấp Nguyễn Huế do chị Phương làm Chủ nhiệm đã được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021, đoạt giải Nhất trong chương trình “Thần tài gõ cửa” do Đài Truyền hình Vĩnh Long tổ chức năm 2023.

Chị Phương giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của câu lạc bộ với khách hàng.

Chị Phương giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của câu lạc bộ với khách hàng.

Các mặt hàng của câu lạc bộ ký gởi chuẩn bị bán Tết.

Các mặt hàng của câu lạc bộ ký gởi chuẩn bị bán Tết.

Các chị em sau khi bàn giao sản phẩm hoàn thiện, tiếp tục nhận nguyên liệu để làm thêm sản phẩm mới.

Các chị em sau khi bàn giao sản phẩm hoàn thiện, tiếp tục nhận nguyên liệu để làm thêm sản phẩm mới.

Câu lạc bộ được UBND tỉnh Cà Mau tặng Bằng khen và Huyện ủy Thới Bình tặng giấy khen về thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016-2018 và giai đoạn 2018-2020.

Riêng chị Lê Thị Hồng Phương liên tục nhiều năm liền được Chi bộ ấp xếp loại đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được nhận giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Bằng về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022, bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về thành tích phụ nữ tiêu biểu; được Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh tặng giấy khen vì có thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác nhiều năm liền. Đặc biệt, chị Phương vinh dự được đi dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, vào tháng 3/2022 tại Thủ đô Hà Nội.

Với sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chị Lê Thị Hồng Phương đã tạo sinh kế mới cho phụ nữ khuyết tật nông thôn, chị xứng đáng là một đảng viên tiêu biểu, phụ nữ “2 giỏi”, tấm gương sáng trong phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”./.

Lam Khuê - Đăng Khôi

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/diem-tua-cho-phu-nu-ngheo-khuyet-tat-a30287.html