Điểm tên 24 doanh nghiệp trên UPCoM phải hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 24 doanh nghiệp phải hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu, thuộc trường hợp hủy theo quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, đây là các doanh nghiệp cổ phần hóa đã thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM trước ngày Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 có hiệu lực thi hành nhưng chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, thuộc trường hợp hủy đăng ký giao dịch theo theo quy định tại khoản 8 điều 310 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 24 doanh nghiệp này là các doanh nghiệp cổ phần hóa đã thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM trước ngày Luật Chứng khoán số 54/2019/QH1.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 24 doanh nghiệp này là các doanh nghiệp cổ phần hóa đã thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM trước ngày Luật Chứng khoán số 54/2019/QH1.

Nghị định trên nêu rõ: Các doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký giao dịch trên UPCoM sau ngày luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực sẽ bị hủy đăng ký giao dịch nếu sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định và chưa được xác nhận hoàn tất đăng ký công ty đại chúng.

Trong đó có một số doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 100 tỉ đồng gồm công ty Hanel (mã HNE) có vốn 1.926 tỉ đồng; Công ty Kinh doanh và đầu tư Việt Hà (mã VHI) vốn 769 tỉ đồng; Công ty cấp thoát nước Bình Phước (mã BPW) vốn 132 tỉ đồng; Công ty khoáng sản Thừa Thiên-Huế (mã HUX) có vốn 113,4 tỉ đồng, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ vốn điều lệ dưới 100 tỉ đồng...

24 doanh nghiệp gồm:

1. CTCP Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang (mã chứng khoán MXC)
2. CTCP Đăng kiểm xe cơ giới Hải Dương (mã chứng khoán HTK)
3. CTCP Khoáng sản Thừa Thiên Huế (mã chứng khoán HUX)
4. CTCP Bến xe tàu Hậu Giang (mã chứng khoán BXT)
5. Trung tâm Dịch vụ Đô thị tỉnh Bạc Liêu (mã chứng khoán BLU)
6. CTCP Hanel (mã chứng khoán HNE)
7. CTCP Sách và Thiết bị trường học Đắk Nông (mã chứng khoán DNB)
8. Trung tâm Đăng kiểm phương tiện Giao thông Thủy bộ (mã chứng khoán DKH)
9. CTCP Đầu tư và Xây dựng 319.2 (mã chứng khoán DX2)
10. CTCP In và Phát hành biểu mẫu Thống kê (mã chứng khoán IPH)
11. Công ty cổ phần Giống Nông nghiệp Quảng Nam (mã chứng khoán NNQ)
12. CTCP 319.5 (mã chứng khoán CT5)
13. CTCP Giầy Thụy Khuê (mã chứng khoán GTK)
14. Công ty cổ phần Giống Thủy sản Quảng Nam (mã chứng khoán GQN)
15. CTCP Quy hoạch Kiến trúc và Đầu tư Xây dựng Hậu Giang (mã chứng khoán HGC)
16. CTCP Cấp thoát nước Bình Phước (mã chứng khoán BPW)
17. CTCP Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà (mã chứng khoán VHI)
18. Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang (mã chứng khoán HGA)
19. Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (mã chứng khoán PDT)
20. CTCP Sách và Thiết bị trường học Hà Nội (mã chứng khoán HAB)
21. Công ty cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang (mã chứng khoán HAW)
22. Công ty cổ phần Trường Sơn 145 (mã chứng khoán TS5)
23. Công ty cổ phần Khoa học Công nghệ Việt Nam (mã chứng khoán BUD) 24. Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường Hậu Giang (mã chứng khoán HGR)

Đ.A

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//giao-dich/diem-ten-24-doanh-nghiep-tren-upcom-phai-huy-dang-ky-giao-dich-co-phieu-1084612.html