Điểm sáng về khôi phục rừng bị tổn thương ở Quảng Nam

Việt Nam là 1 trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Trong đó, Quảng Nam là địa phương được xếp trong nhóm 200 vùng đa dạng sinh học toàn cầu. Thế nhưng, 10 năm trước, tỉnh này như 'tọa độ nóng' về nạn phá rừng.

Những năm qua, Quảng Nam đã tập trung nguồn lực để phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo tồn động vật hoang dã. Ghi nhận tại Vườn quốc gia Sông Thanh - một trong những nơi có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất Việt Nam.

Lâm tặc hoạt động như chốn không người, vàng tặc hoành hành, rừng nguyên sinh bị tàn phá - đó là những hình ảnh ghi được tại Vườn quốc gia Sông Thanh 10 năm trước. Năm 2021, Quảng Nam dùng thuốc nổ đánh sập các hầm vàng trong vùng lõi Sông Thanh và cử lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt.

Tại một khu vực từng bị người dân khai phá làm nương rẫy, để phục hồi, ban quản lý đã vận động người dân trả đất để trồng lại rừng nguyên sinh. Con em đồng bào được nhận vào làm nhân viên bảo vệ rừng, với thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Nhiều héc ta núi trống, đồi trọc đang dần hồi sinh.

Năm 2024, Quảng Nam được Bộ TN-MT chọn đăng cai Năm quốc gia phục hồi đa dạng sinh học. Đây là sự ghi nhận và cũng là cơ hội để địa phương nâng cao nhận thức về khôi phục, bảo tồn đa dạng sinh học.

Từng là "tọa độ nóng" về phá rừng, đến nay, Vườn quốc gia Sông Thanh là điển hình về phục hồi đa dạng sinh học, được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới đánh giá cao. Người dân nơi đây từng là “lâm tặc” thì nay lại trở thành nhân viên bảo vệ rừng. Vấn nạn khai thác vàng, gỗ và động vật hoang dã cơ bản được triệt xóa.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Đoàn Nguyên - Anh Khoa

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/diem-sang-ve-khoi-phuc-rung-bi-ton-thuong-o-quang-nam-216571.htm