Địa danh lịch sử ở Hà Nội gắn liền với ngày Quốc khánh 2/9

Quá khứ vẫn nằm trong lòng hiện tại, nhắc nhở chúng ta về mùa thu năm 1945, cả dân tộc Việt Nam đã vùng lên giành độc lập và thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chứng tích lịch sử 77 năm trước vẫn còn ghi dấu ấn lên từng con đường, góc phố, vườn hoa của Hà Nội ngày nay.

Vườn hoa Diên Hồng – Nơi ra mắt Ủy ban nhân dân chính quyền Bắc Bộ

Trong đêm 19/8/1945, Xứ ủy Bắc kỳ quyết định thành lập Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc bộ và Ủy ban Nhân dân Cách mạng Hà Nội, chính thức hóa vai trò của chính quyền cách mạng với nhân dân và cộng đồng quốc tế. Ngày 20/8/1945, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ, đại diện cho chính quyền cách mạng lâm thời, đã chính thức ra mắt Quốc dân đồng bào tại Vườn hoa con cóc trước Bắc Bộ phủ.

Ngày 20/8/1945, Ủy ban nhân dân chính quyền Bắc Bộ, đại diện cho chính quyền cách mạng lâm thời đã ra mắt tại Vườn hoa Con Cóc (hay còn gọi là Vườn hoa Diên Hồng). (Ảnh tư liệu: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia)

Ngày 20/8/1945, Ủy ban nhân dân chính quyền Bắc Bộ, đại diện cho chính quyền cách mạng lâm thời đã ra mắt tại Vườn hoa Con Cóc (hay còn gọi là Vườn hoa Diên Hồng). (Ảnh tư liệu: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia)

Thời Pháp thuộc, vườn hoa có tên là quảng trường Chavassieux (square Chavassieux). Năm 1901 Pháp cho xây dựng ở giữa vườn hoa một bể nước, có một trụ đá to hình vuông, cao khoảng 3,5m ở giữa, xung quanh có những con cóc bằng đồng phun nước lên trụ đá. Vì vậy vườn hoa còn được người Hà Nội gọi là Vườn hoa con cóc. Sau 1945 vườn hoa mới được đổi tên thành Diên Hồng.

Vườn hoa Diên Hồng nằm ở phố Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm là một trong những vườn hoa lâu đời nhất tại Hà Nội. (Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng)

Vườn hoa Diên Hồng nằm ở phố Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm là một trong những vườn hoa lâu đời nhất tại Hà Nội. (Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng)

Ngôi nhà cụ Nguyễn Thị An - Nơi Bác Hồ ở và làm việc đầu tiên khi về Hà Nội

Di tích nhà của cụ Nguyễn Thị An có địa chỉ tại ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội), nằm ngay bên đê sông Hồng là nơi đầu tiên tại Thủ đô đón Bác Hồ trở về từ chiến khu Việt Bắc vào ngày 23/8/1945, chuẩn bị cho Ngày Quốc Khánh 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từ chiều 23/8 đến 25/8/1945, từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An. (Ảnh: Tienphong)

Từ chiều 23/8 đến 25/8/1945, từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An. (Ảnh: Tienphong)

Tại đây, Bác đã nghe báo cáo về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và bàn việc chuẩn bị ra mắt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Thủ đô Hà Nội với các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh...

Phòng trưng bày di vật của di tích nhà cụ An. (Ảnh: Tienphong)

Phòng trưng bày di vật của di tích nhà cụ An. (Ảnh: Tienphong)

Trải qua 77 năm, di tích có giá trị về lịch sử cách mạng này đã trở thành "địa chỉ đỏ", là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang - Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản "Tuyên ngôn độc lập"

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang nguyên là hiệu Phúc Lợi, một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội những năm 40 của thế kỷ trước. Chủ nhân của ngôi nhà khi ấy là doanh nhân Trịnh Văn Bô và vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ.

Đây là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội và đưa ra quyết định khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc Lập. (Ảnh: Kinhtedothi)

Đây là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội và đưa ra quyết định khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc Lập. (Ảnh: Kinhtedothi)

Những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Trong thời gian Bác Hồ về ở và làm việc tại nhà 48 Hàng Ngang, tròn 1 tháng 3 ngày (từ ngày 24/8 - 27/9), Bác đã cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định nhiều vấn đề quan trọng về đối nội, đối ngoại: về thể chế và thành phần của Chính phủ lâm thời; về tổ chức Lễ Tuyên ngôn Độc lập...

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có những năm 40 của thế kỷ trước, sớm giác ngộ cách mạng và trở thành đảng viên Cộng sản. (Ảnh: Toquoc)

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có những năm 40 của thế kỷ trước, sớm giác ngộ cách mạng và trở thành đảng viên Cộng sản. (Ảnh: Toquoc)

Trong căn phòng ở tầng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, đọc tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu bước ngoặt phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Tầng 2 của ngôi nhà 48 Hàng Ngang. (ẢNH: Toquoc)

Tầng 2 của ngôi nhà 48 Hàng Ngang. (ẢNH: Toquoc)

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - Nơi các lực lượng hội họp chuẩn bị lễ duyệt binh trước Nhà hát Lớn

Ngày 28/8/1945, một Chi đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tiến về Hà Nội, đi qua Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục hội họp cùng các lực lượng duyệt binh trước Nhà hát Lớn.

Chi đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đi qua quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. (Ảnh: Tienphong)

Chi đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đi qua quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. (Ảnh: Tienphong)

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ngày nay vẫn còn tháp nước tròn nhưng khung cảnh xung quanh đã biến đổi nhiều với các tòa nhà cao tầng mọc lên. Nơi đây cũng là địa điểm người dân tập trung đông đảo trong mỗi sự kiện lớn.

Trước kia, quảng trường này chỉ có một chiếc cột đồng hồ đơn điệu, nhưng sau được xây thành một đài phun nước hiện đại và đẹp hơn. (Ảnh: Tienphong)

Trước kia, quảng trường này chỉ có một chiếc cột đồng hồ đơn điệu, nhưng sau được xây thành một đài phun nước hiện đại và đẹp hơn. (Ảnh: Tienphong)

Quảng trường Ba Đình - Nơi tổ chức Lễ Tuyên ngôn độc lập

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít tinh của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. (Ảnh: Vovworld)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. (Ảnh: Vovworld)

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo. (Ảnh: bacgiang.gov)

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo. (Ảnh: bacgiang.gov)

Những lời nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử trong mùa thu năm ấy như vẫn còn vang vọng, in đậm trong tâm trí nhiều người Việt Nam khi đến với quảng trường Ba Đình.

Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình với những cảnh quan và quần thể kiến trúc đẹp bậc nhất Hà Nội cùng với những giá trị văn hóa, lịch sử luôn gắn liền với những đổi thay mạnh mẽ của đất nước. Dù là trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, nơi đây vẫn luôn là địa điểm mang nhiều giá trị tinh thần, in sâu trong tâm khảm người Việt.

Mai Phương

(Tổng hợp)

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/quoc-khanh-29-nhung-dia-diem-ghi-dau-lich-su-o-ha-noi-d208273.html