Đâu là tuyến đường sắt đầu tiên của nước ta?

Được xây dựng vào năm 1881, tuyến đường sắt này đã làm thay đổi tư duy giao thông của người Việt bấy giờ khi chỉ có hai phương tiện là ngựa và ghe thuyền.

1. Đâu là tuyến đường sắt đầu tiên của nước ta?

Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng
Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng
Đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh
Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho

Chính xác

Khi xâm chiếm Việt Nam, người Pháp muốn xây dựng tuyến đường sắt đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác vùng đất giàu có này. Đến đầu năm 1881, họ quyết định xây đường sắt từ Sài Gòn tới Mỹ Tho dài hơn 70km, mọi vật liệu đều chở từ Pháp sang.

Ngành Đường sắt Việt Nam ra đời chính bằng việc khởi công xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên ấy. Đây cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương.

Chuyến tàu đầu tiên khởi hành ở Việt Nam là vào ngày 20/7/1885, giúp thay đổi hẳn tư duy giao thông của người Việt vào cuối thế kỷ 19 khi chỉ có hai phương tiện là ngựa và ghe thuyền. Những năm sau đó, mạng lưới đường sắt tiếp tục được triển khai xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam theo công nghệ đường sắt của Pháp với khổ đường ray 1m.

2. Tuyến đường sắt này vượt con sông nào?

Sông Đồng Nai, sông Dinh
Sông Ray, sông Thị Vải
Sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây
Sông Sài Gòn, sông Soài Rạp

Chính xác

Tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho bị ngăn cách bởi 2 con sông. Vì vậy vừa thi công, các nhà thầu vừa đặt hãng Eiffel (Pháp) chế tạo nên 2 cây cầu gồm cầu sắt Bến Lức (bắc qua sông Vàm Cỏ Đông) và cầu Tân An (bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) cho xe lửa qua sông.

Tháng 5/1886, 2 cây cầu sắt Bến Lức và Tân An hoàn thành. Tuyến tàu hỏa Sài Gòn - Mỹ Tho chạy suốt không cần phải trung chuyển qua phà và rút ngắn được thời gian. Từ đó người Sài Gòn đến Mỹ Tho và ngược lại sử dụng tàu hỏa rất thuận tiện, nhanh chóng.

3. Tuyến đường sắt này tồn tại bao nhiêu năm?

53
63
73
83

Chính xác

Kể từ chuyến tàu đầu tiên khởi hành vào năm 1885, tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho hoạt động đến thập kỷ 50 của thế kỷ 20. Thời kỳ này xe hơi phát triển mạnh. Hệ thống đường bộ Sài Gòn – Mỹ Tho cũng được đầu tư như xa lộ nên người dân chuyển dần sang đi đường bộ để thuận lợi hơn.

Có những ngày cả đoàn tàu chỉ có vài chục người. Năm 1958, tuyến đường sắt này đã bị chính quyền Sài Gòn cũ cho ngưng chạy sau 73 năm hoạt động.

4. Đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt của quốc gia nào?

Trung Quốc
Lào
Campuchia
Thái Lan

Chính xác

Hiện nay, đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt Trung Quốc và thông qua Trung Quốc sang các nước Trung Á, từ đó đi châu Âu, Trung Đông. Tàu của Việt Nam có thể chạy sang đường sắt Trung Quốc qua hai ga ở cửa khẩu: Ga Lào Cai tuyến Hà Nội - Lào Cai và ga Đồng Đăng tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn). Tuyến đường sắt qua Lào Cai sẽ tới Vân Nam (Trung Quốc), còn qua Lạng Sơn tới Quảng Tây (Trung Quốc).

5. Nước nào có mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới?

Mỹ
Trung Quốc
Nga
Ấn Độ

Chính xác

Với tổng số hơn 530 tuyến đường sắt cả nhà nước và tư nhân sở hữu, chiều dài 250.000km, Mỹ được xem là quốc gia có mạng lưới đường sắt dài nhất trên thế giới hiện nay.

Trong đó, vận chuyển hàng hóa chiếm 80% tổng số mạng lưới đường sắt của quốc gia này, trong khi mạng lưới tuyến đường sắt chở hành khách dài 35.000km.

Hiện Mỹ đang lên kế hoạch để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc quốc gia với tổng chiều dài lên đến 27.000km, dự kiến hoàn thành vào năm 2030.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/dau-la-tuyen-duong-sat-dau-tien-cua-nuoc-ta-2218624.html