Dấu hiệu bệnh tăng động, giảm chú ý của trẻ các bậc phụ huynh cần lưu ý

Tăng động giảm chú y là nhóm bệnh thường gặp ở trẻ em, là vấn đề sức khỏe đáng lưu ý đồng thời là gánh nặng đối với nhiều gia đình và xã hội.

Phần lớn các trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) kết hợp nhiều triệu chứng như động kinh, tự kỷ, thiểu năng về trí tuệ. Ở Việt Nam số trẻ mắc bệnh này rất lớn, chỉ riêng tại một cơ sở y tế đa khoa tại TP.HCM đang có hàng trăm trẻ được theo dõi và điều trị.

Tăng động giảm chú y là nhóm bệnh thường gặp ở trẻ em, là vấn đề sức khỏe đáng lưu ý đồng thời là gánh nặng đối với nhiều gia đình và xã hội.

Tăng động giảm chú y là nhóm bệnh thường gặp ở trẻ em, là vấn đề sức khỏe đáng lưu ý đồng thời là gánh nặng đối với nhiều gia đình và xã hội.

Trẻ tăng động giảm chú ý có nhiều dấu hiệu như vận động nhiều, không ngồi yên, hay chạy nhảy, leo trèo; không tuân thủ các quy định, yêu cầu; Khó khăn trong việc tổ chức, sắp xếp vào học tập; thường xuyên đánh mất các vật dụng, hay quên trong hoạt động, sinh hoạt hằng ngày.

Ở độ tuổi vị thành niên trẻ có thể có biểu hiện: Lòng tự trọng thấp, dễ bị tai nạn, có vấn đề học tập mới; các vấn đề về quản lý thời gian, tổ chức, giải quyết vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ; nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện cao hơn nếu không được điều trị; nguy cơ vi phạm/tai nạn giao thông cao hơn nếu không được điều trị.

Tình trạng này gây những hệ lụy nghiêm trọng trong phát triển tâm sinh lý, học tập, giao tiếp, phát triển kỹ năng xã hội của trẻ. Vì vậy, việc phát hiện, điều trị và can thiệp sớm đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện, hồi phục chức năng cho trẻ ADHD.

PGS-TS.Nguyễn Văn Liệu, Giám đốc Trung tâm Thần kinh-Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, tăng động giảm chú ý (ADHD) là nhóm bệnh thường gặp ở trẻ em, là vấn đề sức khỏe đáng lưu ý đồng thời là gánh nặng đối với nhiều gia đình và xã hội.

Hiện nay, nguyên nhân gây hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh được bệnh có liên quan đến các yếu tố di truyền.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã xác định một số điểm khác biệt có thể xảy ra bên trong não của bệnh nhân tăng động giảm chú ý. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý ở trẻ gồm sinh non; sinh ra nhẹ cân; bị động kinh;

Bị chấn thương não khi còn trong bụng mẹ; sinh ra trong gia đình có tiền sử bị tăng động giảm chú ý; mẹ bầu hút thuốc hoặc lạm dụng rượu bia, ma túy, chất kích thích.

Bác sĩ Larry W.Desch, chuyên gia tư vấn và phát triển nhi khoa của Hoa Kỳ cho biết, có thể sử dụng một số các thang đánh giá để chẩn đoán bệnh.

Thang đánh giá cụ thể về ADHD đã được chứng minh là có độ đặc hiệu và độ nhạy cao (>90%) trong việc phân biệt trẻ mắc ADHD với nhóm cộng đồng, đúng tuổi, bình thường.

Thang đánh giá của Conners, Vanderbilt,… là những công cụ được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán ADHD tại Hoa Kỳ mặc dù vẫn có một số nhược điểm.

Với những trẻ có dấu hiệu gây hấn nghiêm trọng hoặc rối loạn tâm thần nên được điều trị bởi các bác sĩ thần kinh, tầm thần. Các loại thuốc hóa dược (Chất kích thích, Atomoxetin…) và điều trị về tâm lý xã hội được coi là giải pháp hiệu quả trong điều trị ADHD.

Giáo dục tâm lý xã hội cho bệnh nhân và người nhà rất quan trọng, giúp trẻ tăng cường nhận thức, tự điều chỉnh hành vi, cảm xúc.

Các phương pháp điều trị tâm lý được sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ gồm giáo dục tâm lý: Thảo luận với trẻ về chứng bệnh này và tác động của nó đến cuộc sống người bệnh, từ đó có tâm lý và hướng điều trị phù hợp.

Trị liệu hành vi: Khuyến khích trẻ thực hiện các hành vi đã được hướng dẫn trước, thường xuyên khen trẻ, tạo động lực cho trẻ khi trẻ có tiến bộ.

Đào tạo các kỹ năng xã hội: Dạy cho trẻ cách cư xử trong xã hội thông qua các hành vi và tác dụng của các hành vi đó. Liệu pháp hành vi nhận thức: Thay đổi cách suy nghĩ và hành xử, từ đó thay đổi hành vi của trẻ.

Bổ sung kiến thức về bệnh cho phụ huynh: Hướng dẫn cho bố mẹ cách nói chuyện, chơi đùa với con cái và tăng sự tin tưởng của trẻ đối với bố mẹ, từ đó giúp trẻ kiểm soát hành vi và cải thiện mối quan hệ.

Điều trị bằng thuốc không phải là một phương pháp điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý một cách vĩnh viễn. Tuy nhiên, dưới tác dụng của thuốc, các hành vi của trẻ được kiểm soát một cách hiệu quả hơn, giúp trẻ tập trung tốt hơn, ít bốc đồng hơn, bình tĩnh hơn, đồng thời, có thể học và thực hiện các kiến thức mới học. Tùy và tình trạng cụ thể của từng trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định loại thuốc và liều dùng phù hợp.

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ gồm thuốc kích thích thần kinh trung ương (amphetamine, dextromethamphetamine, methylphenidate, dexmethylphenidate).

Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ, có hiệu quả điều trị lên đến 70-80%. Thuốc hoạt động dựa trên nguyên tắc tăng lượng hóa chất não, dopamine và norepinephrine

Thuốc không kích thích (Strattera, thuốc chống trầm cảm nortriptyline): Thuốc thường được sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kích thích. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài đến 24 giờ.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy,… Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc tại nhà, bố mẹ nên chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ, từ đó có biện pháp y tế can thiệp kịp thời.

Các biến chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nếu không điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ không được phát hiện và điều trị đúng cách, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng khác như rối loạn thách thức chống đối; rối loạn hành vi; rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ; hội chứng khó thở; hội chứng Tourette; chứng khó đọc.

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/dau-hieu-benh-tang-dong-giam-chu-y-cua-tre-cac-bac-phu-huynh-can-luu-y-d215125.html