Đắm say điệu khèn bè

Khèn bè là loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc Thái, công cụ kết nối yêu thương, là linh hồn cho dân ca dân vũ. Trong các lễ hội của người Thái thường không thể thiếu tiếng khèn bè và điệu hát khắp. Tiếng khèn bè du dương hòa quện tiếng khắp như nói lên tiếng lòng, biểu hiện tâm tư, tình cảm của người Thái.

 Tiếng khèn bè hòa quện với điệu khắp Thái được ông Lò Văn Nhoi và bà Hà Thị Bích thể hiện. Với mong muốn khèn bè được bảo tồn và phát huy, ông Lò Văn Nhoi ở xóm Đồng Bảng, xã Đồng Tâm (Mai Châu) không chỉ biết thổi khèn bè mà còn là một trong số ít người biết chế tác nhạc cụ này. Cầm trên tay chiếc khèn bè đang được chế tác, ông Lò Văn Nhoi chia sẻ: Để làm được khèn phải qua nhiều công đoạn, cùng với sự tỉ mẩn và tài hoa của bàn tay người thợ. Khi chế tác khèn bè nhìn vào trông đơn sơ nhưng thực tế rất khó. Chính vì vậy đòi hỏi người làm phải cẩn thận, tỉ mỉ, điềm tĩnh và yêu nghề thì mới chế tác được chiếc khèn bè. Để tạo thành nhạc cụ hoàn chỉnh gồm những bộ phận: bầu khèn, ống khèn, sáp ong để bịp gió, lưỡi tạo âm thanh. Lưỡi khèn được chế tác bằng kim loại bạc, đồng và tôi dùng bằng ăng ten ti vi, vì ăng ten này bằng Inốc nên không bị han rỉ như dùng bằng bạc và đồng mà tạo ra âm thanh tốt. Khèn bè của dân tộc Thái được cấu tạo với 14 ống nứa, nhưng phải là nứa tép bánh tẻ, nhỏ, mỏng, ít mấu và xếp từ thấp đến cao. Khèn được chia làm 2 bè, mỗi bè 7 ống. Bầu khèn làm bằng gỗ, một đầu khoét thủng để thổi, một đầu bịt kín bằng sáp ong đá. Một cây khèn bè của người Thái có 4 ống được thuôn thông suốt gắn chặt vào bầu hơi. Độ dài của ống khèn tùy thuộc vào nghệ nhân làm, nhưng cây khèn kêu được còn phụ thuộc vào những lưỡi khèn. Lưỡi được làm bằng đồng hoặc bạc trắng, đánh mỏng như tờ giấy để gắn vào trong các ống khèn, phía trên bầu hơi có dùi những nốt bấm. Âm thanh của khèn phụ thuộc vào cách cài những lưỡi khèn và độ chính xác về khoảng cách của những nốt bấm. Khèn bè dài, tiếng to, trầm, dùng cho người cao tuổi thổi ở nhà. Khèn ngắn, tiếng nhỏ, thanh dùng cho thanh niên mang theo người. Bà Hà Thị Bích, xã Nà Phòn cho biết: Khi cất lên tiếng hát khắp Thái đầu tiên phải có nhạc cụ là tiếng khèn bè. Nếu tiếng khèn bè mà mất đi không làm nền cho điệu hát khắp thì mất đi cái hay, cái phong phú và sự đậm đà bản sắc dân tộc Thái. Tiếng khèn bè hòa quện làm cho điệu khắp thêm luyến láy, tha thiết và hay hơn. Để minh họa cho lời nói, ông Lò Văn Nhoi cầm chiếc khèn bè đưa lên thổi những giai điệu du dương, lúc trầm bổng, lúc lại cao vút, hòa quện vào tiếng khắp: "Mùa xuân về đón chào năm mới/hoa mơ, hoa mận đua nhau đâm chồi nảy lộc đón xuân về/Tiếng trống, tiếng chiêng vang rộn rã/Dân bản gần xa cũng đến vui ngày hội… ”. Những giai điệu mượt mà, trầm bổng cao vút khiến chúng tôi như cuốn theo, say sưa, mê đắm trong từng khúc nhạc. Khèn bè được sử dụng rất đa dạng theo từng hoàn cảnh như trong những dịp lễ, tết, chúc mừng, đón khách, cưới xin… Tiếng khèn vang vọng, lúc thoáng đạt, lúc nỉ non dìu dặt làm xao xuyến lòng người. Người Thái sử dụng khèn bè để đệm cho người hát các bài dân ca trong những ngày lễ truyền thống, có khi làm nền cho các điệu dân vũ của người Thái trong những ngày vui, dịp trọng đại… Tiếng khèn đã trở thành giai điệu hò hẹn, phương tiện chắp gió gửi lời của bao chàng trai, cô gái. Cũng theo bà Hà Thị Bích, điệu hát khắp có từ lâu đời, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu dân ca Thái, khắp Thái thiếu đi tiếng khèn bè thì sẽ mất một nửa linh hồn, tiếng khắp sẽ không sinh động, phong phú nữa. Và rồi khi tiếng khèn bè lần nữa vang lên, điệu khắp về tình yêu đôi lứa cũng cất lên quện vào tiếng khèn: "Sợ chi anh ơi chim chích đậu bờ/Lòng em đây còn trong trắng như chén rượu nồng say/Em sợ rằng anh đi xa gặp em gái người làng xa xinh hơn anh lại yêu hơn em/Thôi đừng nghĩ xa em anh nhé/Chúng ta đã cùng nhau thề non hẹn biển rồi…”. Đỗ Hà

Tiếng khèn bè hòa quện với điệu khắp Thái được ông Lò Văn Nhoi và bà Hà Thị Bích thể hiện. Với mong muốn khèn bè được bảo tồn và phát huy, ông Lò Văn Nhoi ở xóm Đồng Bảng, xã Đồng Tâm (Mai Châu) không chỉ biết thổi khèn bè mà còn là một trong số ít người biết chế tác nhạc cụ này. Cầm trên tay chiếc khèn bè đang được chế tác, ông Lò Văn Nhoi chia sẻ: Để làm được khèn phải qua nhiều công đoạn, cùng với sự tỉ mẩn và tài hoa của bàn tay người thợ. Khi chế tác khèn bè nhìn vào trông đơn sơ nhưng thực tế rất khó. Chính vì vậy đòi hỏi người làm phải cẩn thận, tỉ mỉ, điềm tĩnh và yêu nghề thì mới chế tác được chiếc khèn bè. Để tạo thành nhạc cụ hoàn chỉnh gồm những bộ phận: bầu khèn, ống khèn, sáp ong để bịp gió, lưỡi tạo âm thanh. Lưỡi khèn được chế tác bằng kim loại bạc, đồng và tôi dùng bằng ăng ten ti vi, vì ăng ten này bằng Inốc nên không bị han rỉ như dùng bằng bạc và đồng mà tạo ra âm thanh tốt. Khèn bè của dân tộc Thái được cấu tạo với 14 ống nứa, nhưng phải là nứa tép bánh tẻ, nhỏ, mỏng, ít mấu và xếp từ thấp đến cao. Khèn được chia làm 2 bè, mỗi bè 7 ống. Bầu khèn làm bằng gỗ, một đầu khoét thủng để thổi, một đầu bịt kín bằng sáp ong đá. Một cây khèn bè của người Thái có 4 ống được thuôn thông suốt gắn chặt vào bầu hơi. Độ dài của ống khèn tùy thuộc vào nghệ nhân làm, nhưng cây khèn kêu được còn phụ thuộc vào những lưỡi khèn. Lưỡi được làm bằng đồng hoặc bạc trắng, đánh mỏng như tờ giấy để gắn vào trong các ống khèn, phía trên bầu hơi có dùi những nốt bấm. Âm thanh của khèn phụ thuộc vào cách cài những lưỡi khèn và độ chính xác về khoảng cách của những nốt bấm. Khèn bè dài, tiếng to, trầm, dùng cho người cao tuổi thổi ở nhà. Khèn ngắn, tiếng nhỏ, thanh dùng cho thanh niên mang theo người. Bà Hà Thị Bích, xã Nà Phòn cho biết: Khi cất lên tiếng hát khắp Thái đầu tiên phải có nhạc cụ là tiếng khèn bè. Nếu tiếng khèn bè mà mất đi không làm nền cho điệu hát khắp thì mất đi cái hay, cái phong phú và sự đậm đà bản sắc dân tộc Thái. Tiếng khèn bè hòa quện làm cho điệu khắp thêm luyến láy, tha thiết và hay hơn. Để minh họa cho lời nói, ông Lò Văn Nhoi cầm chiếc khèn bè đưa lên thổi những giai điệu du dương, lúc trầm bổng, lúc lại cao vút, hòa quện vào tiếng khắp: "Mùa xuân về đón chào năm mới/hoa mơ, hoa mận đua nhau đâm chồi nảy lộc đón xuân về/Tiếng trống, tiếng chiêng vang rộn rã/Dân bản gần xa cũng đến vui ngày hội… ”. Những giai điệu mượt mà, trầm bổng cao vút khiến chúng tôi như cuốn theo, say sưa, mê đắm trong từng khúc nhạc. Khèn bè được sử dụng rất đa dạng theo từng hoàn cảnh như trong những dịp lễ, tết, chúc mừng, đón khách, cưới xin… Tiếng khèn vang vọng, lúc thoáng đạt, lúc nỉ non dìu dặt làm xao xuyến lòng người. Người Thái sử dụng khèn bè để đệm cho người hát các bài dân ca trong những ngày lễ truyền thống, có khi làm nền cho các điệu dân vũ của người Thái trong những ngày vui, dịp trọng đại… Tiếng khèn đã trở thành giai điệu hò hẹn, phương tiện chắp gió gửi lời của bao chàng trai, cô gái. Cũng theo bà Hà Thị Bích, điệu hát khắp có từ lâu đời, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu dân ca Thái, khắp Thái thiếu đi tiếng khèn bè thì sẽ mất một nửa linh hồn, tiếng khắp sẽ không sinh động, phong phú nữa. Và rồi khi tiếng khèn bè lần nữa vang lên, điệu khắp về tình yêu đôi lứa cũng cất lên quện vào tiếng khèn: "Sợ chi anh ơi chim chích đậu bờ/Lòng em đây còn trong trắng như chén rượu nồng say/Em sợ rằng anh đi xa gặp em gái người làng xa xinh hơn anh lại yêu hơn em/Thôi đừng nghĩ xa em anh nhé/Chúng ta đã cùng nhau thề non hẹn biển rồi…”. Đỗ Hà

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/16/175298/dam-say-dieu-khen-be.htm