Đắk Lắk đang đối mặt với khô hạn

Đắk Lắk đang trong thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2024, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài khiến mực nước trên các sông, suối, hồ đập đang giảm nhanh, một số nơi đã cạn kiệt nguồn nước ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Để chủ động ứng phó với tình trạng khô hạn, ngành nông nghiệp, các đơn vị quản lý các hồ đập, công trình thủy lợi và các địa phương đang cùng người dân khẩn trương triển khai các giải pháp chống hạn, bảo đảm an toàn, hiệu quả cho sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra.

Theo nhận định của các nhà khí tượng thủy văn, do ảnh hưởng El Nino, mùa khô năm 2023-2024 ở Đắk Lắk có khả năng gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, vụ Đông Xuân 2023-2024, toàn tỉnh gieo trồng được 62.981 ha cây trồng ngắn ngày các loại, trong đó có 40.000 ha lúa nước.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 213.000 ha cà-phê, 27.720 ha điều, 32.820 ha hồ tiêu và 43.324 ha cây ăn quả… nên nhu cầu nước tưới là rất lớn. Trong khi đó, hiện nay toàn tỉnh có 858 công trình thủy lợi, gồm 619 hồ chứa, 161 đập dâng, 78 trạm bơm phục vụ nước tưới cho hơn 262.339 ha cây trồng, trong đó diện tích tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi là 151.616 ha, diện tích còn lại khai thác nguồn nước mặt sông, suối, ao hồ và nước ngầm để tưới...

Tuy nhiên, hiện nay mực nước trên các sông, suối phổ biến dao động theo xu thế giảm, lượng dòng chảy phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-30%, một số sông, suối nhỏ bắt đầu khô kiệt. Dự báo đến cuối vụ, toàn tỉnh sẽ có khoảng 8.000 ha cây trồng các loại thiếu nước tưới, trong đó có 6.000 ha cây ngắn ngày và 2.000 ha cây dài ngày.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị quản lý các hồ đập, công trình thủy lợi và các địa phương đang cùng người dân khẩn trương triển khai các giải pháp chống hạn, bảo đảm an toàn, hiệu quả cho sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra.

Dưới đây là những hình ảnh khô hạn và sự nỗ lực chống hạn của các đơn vị quản lý hồ đập, công trình thủy lợi cùng nhân dân địa phương trong thời kỳ cao điểm của mùa khô hiện nay:

Vụ Đông Xuân 2023-2024, toàn tỉnh Đắk Lắk gieo trồng được 62.981 ha cây trồng ngắn ngày các loại, trong đó có 40.000 ha lúa nước.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 213.000 ha cà-phê, 27.720 ha điều, 32.820 ha hồ tiêu và 43.324 ha cây ăn quả… nên nhu cầu nước tưới là rất lớn.

Đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có 858 công trình thủy lợi, gồm 619 hồ chứa, 161 đập dâng, 78 trạm bơm phục vụ nước tưới cho hơn 262.339 ha cây trồng, trong đó diện tích tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi là 151.616 ha, diện tích còn lại khai thác nguồn nước mặt sông, suối, ao hồ và nước ngầm để tưới.

Tuy nhiên, hiện nay mực nước trên các sông, suối phổ biến dao động theo xu thế giảm, lượng dòng chảy phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-30%, một số sông, suối nhỏ bắt đầu khô kiệt.

Do nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều tháng nay nên nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã cạn kiệt nguồn nước.

Thậm chí một số lòng hồ đất đai đã khô nứt nẻ.

Theo nhận định của các nhà khí tượng thủy văn, do ảnh hưởng El Nino, mùa khô năm 2023-2024 ở Đắk Lắk có khả năng gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.

Để nỗ lực chống hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk đã triển khai các máy bơm bơm nước phục vụ nhân dân chống hạn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk đặt các máy bơm tận dụng bơm nguồn nước còn lại dưới đáy hồ phục vụ nhân dân chống hạn.

Một máy bơm nước được Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk đặt mua từ các tỉnh miền tây về phục vụ chống hạn trong mùa khô năm nay.

Cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị và các địa phương, người nông dân ở Đắk Lắk cũng nỗ lực chung tay bơm nước chống hạn cứu cây trồng.

Một người nông dân đang nỗ lực quay máy bơm nước chống hạn.

Nông dân huyện Lắk bơm nước chống hạn cho cây lúa.

Nông dân huyện Cư M'gar sử dụng nguồn nước giếng khoan để tưới cà-phê.

Hiện nay, đang trong thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2023-2024 nên có những ngày nhiệt độ ở Đắk Lắk trên 36-37 độ C.

Nắng nóng kéo dài không chỉ ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp mà trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn có hàng trăm nghìn héc-ta rừng tự nhiên có nguy cơ cháy cao.

Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài, dự báo đến cuối vụ, toàn tỉnh Đắk Lắk sẽ có khoảng 8.000 ha cây trồng các loại thiếu nước tưới, trong đó có 6.000 ha cây ngắn ngày và 2.000 ha cây dài ngày.

Cùng với đó là sẽ có hàng nghìn hộ dân sẽ thiếu nước sinh hoạt và hàng nghìn gia súc thiếu nước uống.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/dak-lak-dang-doi-mat-voi-kho-han-post803522.html