Đặc sắc nghi lễ rước 'vua, chúa sống' ở hội đền Sái

Sáng 20-2 (tức 11 tháng Giêng năm Giáp Thìn), lễ hội đền Sái, xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh, Hà Nội) đã diễn ra với nghi lễ rước vua, chúa, thu hút được đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia.

Hằng năm, cứ vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh) lại tổ chức lễ rước “vua, chúa sống”.

Hằng năm, cứ vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh) lại tổ chức lễ rước “vua, chúa sống”.

Hơn 8h, Ban tổ chức lễ hội cùng đoàn rước tiến hành làm lễ tại đình làng Thụy Lôi.

Hơn 8h, Ban tổ chức lễ hội cùng đoàn rước tiến hành làm lễ tại đình làng Thụy Lôi.

Lễ hội đền Sái nhằm tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa.

Lễ hội đền Sái nhằm tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa.

Nét đặc sắc của lễ hội là sự xuất hiện của vua và chúa. Người có vinh hạnh nhận vai vua là cụ Trần Tiến Tĩnh (73 tuổi) và chúa là cụ Lê Vĩnh Nô (76 tuổi).

Nét đặc sắc của lễ hội là sự xuất hiện của vua và chúa. Người có vinh hạnh nhận vai vua là cụ Trần Tiến Tĩnh (73 tuổi) và chúa là cụ Lê Vĩnh Nô (76 tuổi).

Đặc điểm của nhân vật này là hóa trang mặt đỏ đậm, sắc lạnh và nghiêm nghị.

Đặc điểm của nhân vật này là hóa trang mặt đỏ đậm, sắc lạnh và nghiêm nghị.

Ông Nguyễn Văn Thu (Trưởng ban tổ chức lễ hội đền Sái) cho biết: “Lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống, được địa phương chúng tôi duy trì nhiều đời nay. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến An Dương Vương và mang ý nghĩa sâu sắc giáo dục thế hệ trẻ và gắn kết mọi người cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp”.

Ông Nguyễn Văn Thu (Trưởng ban tổ chức lễ hội đền Sái) cho biết: “Lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống, được địa phương chúng tôi duy trì nhiều đời nay. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến An Dương Vương và mang ý nghĩa sâu sắc giáo dục thế hệ trẻ và gắn kết mọi người cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp”.

“Các nhân vật đảm nhận vai vua, chúa sẽ diễn theo đúng tích xưa An Dương Vương xây thành”, ông Thu cho biết thêm.

“Các nhân vật đảm nhận vai vua, chúa sẽ diễn theo đúng tích xưa An Dương Vương xây thành”, ông Thu cho biết thêm.

Theo lịch sử, vua, chúa nhiều đời từng về vùng đất này bái yết. Tuy nhiên, thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước Vua giả.

Theo lịch sử, vua, chúa nhiều đời từng về vùng đất này bái yết. Tuy nhiên, thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước Vua giả.

Bởi vậy, nhiều năm qua, dân làng vẫn thực hiện đều đặn nghi lễ vào ngày 11 tháng Giêng.

Bởi vậy, nhiều năm qua, dân làng vẫn thực hiện đều đặn nghi lễ vào ngày 11 tháng Giêng.

Khác với nhiều lễ hội khác, vua ở đền Sái là người thật, mặc áo long bào, không phải đeo mặt nạ hay rước kiệu tượng trưng.

Khác với nhiều lễ hội khác, vua ở đền Sái là người thật, mặc áo long bào, không phải đeo mặt nạ hay rước kiệu tượng trưng.

Dẫn đầu đoàn rước là kiệu chúa, tượng trưng cho việc dẹp đường đánh giặc, phía sau là vua ngự trên ngai.

Dẫn đầu đoàn rước là kiệu chúa, tượng trưng cho việc dẹp đường đánh giặc, phía sau là vua ngự trên ngai.

Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 vị quan Thự vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ.

Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 vị quan Thự vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ.

Khoảng 12 thanh niên trai tráng khỏe mạnh được giao nhiệm vụ rước kiệu chúa, cứ khoảng 10 phút lại thay nhóm một lần.

Khoảng 12 thanh niên trai tráng khỏe mạnh được giao nhiệm vụ rước kiệu chúa, cứ khoảng 10 phút lại thay nhóm một lần.

Đoàn rước vừa đi, vừa quay kiệu chúa, liên tục nâng lên hạ xuống để tạo không khí phấn khởi.

Đoàn rước vừa đi, vừa quay kiệu chúa, liên tục nâng lên hạ xuống để tạo không khí phấn khởi.

Người dân tranh thủ lưu lại hình ảnh đặc sắc lễ rước truyền thống.

Người dân tranh thủ lưu lại hình ảnh đặc sắc lễ rước truyền thống.

Các cụ già phấn khởi khi theo dõi nghi lễ rước truyền thống của địa phương.

Các cụ già phấn khởi khi theo dõi nghi lễ rước truyền thống của địa phương.

Đoàn rước di chuyển từ đình làng Thụy Lôi lên đền Sái để lễ.

Đoàn rước di chuyển từ đình làng Thụy Lôi lên đền Sái để lễ.

Đoàn rước di chuyển vào đền Sái làm lễ với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.

Đoàn rước di chuyển vào đền Sái làm lễ với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/dac-sac-nghi-le-ruoc-vua-chua-song-o-hoi-den-sai-658804.html