D-30: Pháo chiến thuật cả Nga và Ukraine dùng nhiều trong cuộc xung đột

Một trong những loại vũ khí tiêu chuẩn xuất sắc của quân đội Liên Xô là pháo chiến thuật 122mm D-30, hiện đang được cả Quân đội Nga và Ukraine sử dụng nhiều nhất trong cuộc xung đột đang diễn ra.

Vào đầu thập niên 1960, lựu pháo 122mm M-30 không còn đáp ứng được yêu cầu chiến thuật của Quân đội Liên Xô trong tình hình mới. Yêu cầu của Quân đội Liên Xô lúc đó là phát triển pháo xe kéo có tầm bắn xa hơn và có khả năng bắn mọi hướng, nên mẫu pháo D-30 được lựa chọn đưa vào sử dụng.

Vào đầu thập niên 1960, lựu pháo 122mm M-30 không còn đáp ứng được yêu cầu chiến thuật của Quân đội Liên Xô trong tình hình mới. Yêu cầu của Quân đội Liên Xô lúc đó là phát triển pháo xe kéo có tầm bắn xa hơn và có khả năng bắn mọi hướng, nên mẫu pháo D-30 được lựa chọn đưa vào sử dụng.

Pháo D-30 là loại pháo xe kéo, được Liên Xô phát triển dựa trên mẫu pháo M-30. Tháng 4/1954, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra nghị quyết yêu cầu Cục Thiết kế Pháo binh số 9 phát triển mẫu pháo thay thế M-30.

Pháo D-30 là loại pháo xe kéo, được Liên Xô phát triển dựa trên mẫu pháo M-30. Tháng 4/1954, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra nghị quyết yêu cầu Cục Thiết kế Pháo binh số 9 phát triển mẫu pháo thay thế M-30.

Lúc này Phòng thiết kế vừa hoàn thành việc phát triển mẫu pháo chống tăng D-48 và lựu pháo D-20, nên đã tích lũy kinh nghiệm thiết kế, bao gồm nòng pháo và bộ phận hãm lùi, bộ phận cân bằng…. Tháng 1/1955, Phòng thiết kế hoàn thành bản vẽ thiết kế của loại pháo mới.

Lúc này Phòng thiết kế vừa hoàn thành việc phát triển mẫu pháo chống tăng D-48 và lựu pháo D-20, nên đã tích lũy kinh nghiệm thiết kế, bao gồm nòng pháo và bộ phận hãm lùi, bộ phận cân bằng…. Tháng 1/1955, Phòng thiết kế hoàn thành bản vẽ thiết kế của loại pháo mới.

Do Quân đội Liên Xô có những yêu cầu khắt khe đối với việc phát triển loại pháo mới và không ngừng đưa ra những đề xuất cải tiến, nên thời gian phát triển và cải tiến của loại pháo mới bị kéo dài. Tháng 5/1960, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô phê chuẩn loại pháo mới, với tên gọi pháo D-30 (tên định danh 2A18).

Do Quân đội Liên Xô có những yêu cầu khắt khe đối với việc phát triển loại pháo mới và không ngừng đưa ra những đề xuất cải tiến, nên thời gian phát triển và cải tiến của loại pháo mới bị kéo dài. Tháng 5/1960, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô phê chuẩn loại pháo mới, với tên gọi pháo D-30 (tên định danh 2A18).

Năm 1963, lựu pháo D-30 được sản xuất hàng loạt và trang bị cho quân đội Liên Xô nên loại pháo này còn có tên gọi là pháo kéo 122mm M1963. Loại pháo này chủ yếu được trang bị ở tiểu đoàn lựu pháo của trung đoàn bộ binh cơ giới Liên Xô và trung đoàn pháo binh của sư đoàn bộ binh cơ giới, xe tăng và dù.

Năm 1963, lựu pháo D-30 được sản xuất hàng loạt và trang bị cho quân đội Liên Xô nên loại pháo này còn có tên gọi là pháo kéo 122mm M1963. Loại pháo này chủ yếu được trang bị ở tiểu đoàn lựu pháo của trung đoàn bộ binh cơ giới Liên Xô và trung đoàn pháo binh của sư đoàn bộ binh cơ giới, xe tăng và dù.

Mỗi tiểu đoàn trang bị pháo D-30 có 18 khẩu, có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị cấp trung đoàn. Việc đưa vào biên chế pháo D-30, quả thực đã khiến bộ binh cơ giới Liên Xô có hỏa lực mạnh hơn hỏa lực cấp trung đoàn Mỹ rất nhiều; điều này đã bù đắp phần lớn cho sự thiếu hụt quân số và hỗ trợ hỏa lực không quân của quân đội Liên Xô.

Mỗi tiểu đoàn trang bị pháo D-30 có 18 khẩu, có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị cấp trung đoàn. Việc đưa vào biên chế pháo D-30, quả thực đã khiến bộ binh cơ giới Liên Xô có hỏa lực mạnh hơn hỏa lực cấp trung đoàn Mỹ rất nhiều; điều này đã bù đắp phần lớn cho sự thiếu hụt quân số và hỗ trợ hỏa lực không quân của quân đội Liên Xô.

Pháo D-30 có kết cấu bộ phận bắn nằm trên ba càng, xạ giới hướng là 360 độ, lá chắn pháo, bộ phận hãm lùi và đẩy lên được đặt cạnh nhau phía trên nòng pháo. Việc thao tác máy tầm và máy hướng do một pháo thủ đảm nhiệm.

Pháo D-30 có kết cấu bộ phận bắn nằm trên ba càng, xạ giới hướng là 360 độ, lá chắn pháo, bộ phận hãm lùi và đẩy lên được đặt cạnh nhau phía trên nòng pháo. Việc thao tác máy tầm và máy hướng do một pháo thủ đảm nhiệm.

Pháo D-30 có tổng trọng lượng chiến đấu 3,2 tấn, tốc độ cơ động trên đường nhựa 60 km/giờ, tốc độ cơ động trên đường dã chiến 25 km/giờ; sử dụng đạn tăng tầm có tầm bắn tối đa 21,9 km. Đánh giá theo tiêu chuẩn thời đó, D-30 quả thực đứng đầu thế giới, so với pháo 105mm của các đơn vị cấp trung đoàn phương Tây cùng thời, pháo D-30 có lợi thế rõ ràng cả về tầm bắn và sức mạnh.

Pháo D-30 có tổng trọng lượng chiến đấu 3,2 tấn, tốc độ cơ động trên đường nhựa 60 km/giờ, tốc độ cơ động trên đường dã chiến 25 km/giờ; sử dụng đạn tăng tầm có tầm bắn tối đa 21,9 km. Đánh giá theo tiêu chuẩn thời đó, D-30 quả thực đứng đầu thế giới, so với pháo 105mm của các đơn vị cấp trung đoàn phương Tây cùng thời, pháo D-30 có lợi thế rõ ràng cả về tầm bắn và sức mạnh.

Lựu pháo D-30 có cấu tạo đơn giản. Ba càng pháo đồng thời là bệ đỡ của pháo, cho phép bắn các mục tiêu với góc hướng 360 độ là những đặc điểm bên ngoài đáng chú ý nhất, giúp phân biệt nó với các loại pháo khác. Ba càng pháo khi ở tư thế hành quân, được gấp lại dưới nòng pháo.

Lựu pháo D-30 có cấu tạo đơn giản. Ba càng pháo đồng thời là bệ đỡ của pháo, cho phép bắn các mục tiêu với góc hướng 360 độ là những đặc điểm bên ngoài đáng chú ý nhất, giúp phân biệt nó với các loại pháo khác. Ba càng pháo khi ở tư thế hành quân, được gấp lại dưới nòng pháo.

Trong quá trình chiến đấu, ba càng pháo D-30 được mở ra ở góc 120 độ và được cố định xuống mặt đất bằng cọc sắt. Khi hành quân, hai càng di động phía sau được gấp lại. Với thiết kế như vậy, tổng chiều dài hành quân của pháo D-30 được rút ngắn đáng kể, bán kính quay vòng cũng giảm.

Trong quá trình chiến đấu, ba càng pháo D-30 được mở ra ở góc 120 độ và được cố định xuống mặt đất bằng cọc sắt. Khi hành quân, hai càng di động phía sau được gấp lại. Với thiết kế như vậy, tổng chiều dài hành quân của pháo D-30 được rút ngắn đáng kể, bán kính quay vòng cũng giảm.

Pháo D-30 sử dụng khóa nòng dọc bán tự động, nên cho tốc độ bắn nhanh hơn pháo M-30 cũ, tốc độ bắn gấp có thể đạt 8 phát/phút, tốc độ bắn thông thường là 6 phát/ phút và khi bắn tốc độ đều là 4 phát/phút. Pháo sử dụng loa giảm giật đầu nòng kiểu va đập phản lực 2 khoang.

Pháo D-30 sử dụng khóa nòng dọc bán tự động, nên cho tốc độ bắn nhanh hơn pháo M-30 cũ, tốc độ bắn gấp có thể đạt 8 phát/phút, tốc độ bắn thông thường là 6 phát/ phút và khi bắn tốc độ đều là 4 phát/phút. Pháo sử dụng loa giảm giật đầu nòng kiểu va đập phản lực 2 khoang.

Pháo D-30 122mm chỉ được trang bị thiết bị điều khiển hỏa lực đơn giản và không có máy tính điều khiển hỏa lực hay bộ điều khiển hỏa lực tự động. Tất cả phần tử bắn được pháo thủ thao tác thủ công.

Pháo D-30 122mm chỉ được trang bị thiết bị điều khiển hỏa lực đơn giản và không có máy tính điều khiển hỏa lực hay bộ điều khiển hỏa lực tự động. Tất cả phần tử bắn được pháo thủ thao tác thủ công.

Khi chiến đấu ban đêm, kính ngắm được chiếu sáng trong điều kiện ánh sáng yếu, giúp pháo thủ lấy phần tử và đường ngắm; nhưng nhìn chung hệ thống điều khiển hỏa lực của D-30 cũng không thua kém hệ thống điều khiển hỏa lực của pháo binh khối NATO cùng thời.

Khi chiến đấu ban đêm, kính ngắm được chiếu sáng trong điều kiện ánh sáng yếu, giúp pháo thủ lấy phần tử và đường ngắm; nhưng nhìn chung hệ thống điều khiển hỏa lực của D-30 cũng không thua kém hệ thống điều khiển hỏa lực của pháo binh khối NATO cùng thời.

Pháo D-30 có thể bắn được nhiều loại đạn như đạn nổ, nổ phá chống bộ binh, đạn chống tăng, đạn khói, đạn hóa học và đạn truyền đơn. Trong đó, đạn nổ phá chống bộ binh (OΦ 462) có tổng trọng lượng 21,76 kg (đầu đạn nặng 16kg), sơ tốc đầu nòng 680 mét/giây, tầm bắn tối thiểu 1.000 mét và tầm bắn tối đa 15,3 km;

Pháo D-30 có thể bắn được nhiều loại đạn như đạn nổ, nổ phá chống bộ binh, đạn chống tăng, đạn khói, đạn hóa học và đạn truyền đơn. Trong đó, đạn nổ phá chống bộ binh (OΦ 462) có tổng trọng lượng 21,76 kg (đầu đạn nặng 16kg), sơ tốc đầu nòng 680 mét/giây, tầm bắn tối thiểu 1.000 mét và tầm bắn tối đa 15,3 km;

D-30 sử dụng đạn chống tăng dạng nổ lõm, có tổng trọng lượng 21,58 kg, sơ tốc đầu nòng 740 mét/giây, tầm bắn thẳng 879 mét, độ xuyên giáp 460 mm. Loại đạn tăng tầm sử dụng động cơ rocket, có tổng trọng lượng của đạn là 21,76 kg và tầm bắn tối đa có thể đạt tới 21,9 km.

D-30 sử dụng đạn chống tăng dạng nổ lõm, có tổng trọng lượng 21,58 kg, sơ tốc đầu nòng 740 mét/giây, tầm bắn thẳng 879 mét, độ xuyên giáp 460 mm. Loại đạn tăng tầm sử dụng động cơ rocket, có tổng trọng lượng của đạn là 21,76 kg và tầm bắn tối đa có thể đạt tới 21,9 km.

Trong số các dòng pháo binh thời bấy giờ thường có tầm bắn hơn chục km, thì lợi thế tầm xa của pháo D-30 là đặc biệt rõ ràng. Điều này mang lại cho D-30 lợi thế về tầm bắn trước các loại pháo chiến thuật của đối phương.

Trong số các dòng pháo binh thời bấy giờ thường có tầm bắn hơn chục km, thì lợi thế tầm xa của pháo D-30 là đặc biệt rõ ràng. Điều này mang lại cho D-30 lợi thế về tầm bắn trước các loại pháo chiến thuật của đối phương.

Nhìn chung, pháo kéo 122mm D-30 có kết cấu nhỏ gọn, dễ sử dụng, tầm bắn xa, chi phí thấp, độ ổn định bắn tương đối tốt, độ tản mát đạn nhỏ. Ngoài ra pháo có khả năng cơ động trên nhiều địa hình và hiệu suất kỹ thuật chiến đấu ngang tầm vũ khí hiện đại.

Nhìn chung, pháo kéo 122mm D-30 có kết cấu nhỏ gọn, dễ sử dụng, tầm bắn xa, chi phí thấp, độ ổn định bắn tương đối tốt, độ tản mát đạn nhỏ. Ngoài ra pháo có khả năng cơ động trên nhiều địa hình và hiệu suất kỹ thuật chiến đấu ngang tầm vũ khí hiện đại.

Mặc dù đã gần 60 năm trôi qua, hiện còn rất nhiều quốc gia vẫn sử dụng loại pháo này, điều này đủ để minh chứng cho hiệu suất chi phí và độ tin cậy tuyệt vời của loại pháo này. Đặc biệt khi được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực và thông tin hóa được tăng cường, loại pháo này sẽ không trở nên lạc hậu.

Mặc dù đã gần 60 năm trôi qua, hiện còn rất nhiều quốc gia vẫn sử dụng loại pháo này, điều này đủ để minh chứng cho hiệu suất chi phí và độ tin cậy tuyệt vời của loại pháo này. Đặc biệt khi được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực và thông tin hóa được tăng cường, loại pháo này sẽ không trở nên lạc hậu.

Đặc biệt trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, pháo D-30 đã được cả Nga và Ukraine sử dụng với số lượng lớn. Tuy nhiên do mức tiêu hao khổng lồ, khiến cả hai bên đều phải mở niêm phong một số lượng lớn pháo D-30 đã niêm cất để đưa vào chiến đấu và D-30 là hỏa lực pháo binh quan trọng của cả hai bên tham chiến.

Đặc biệt trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, pháo D-30 đã được cả Nga và Ukraine sử dụng với số lượng lớn. Tuy nhiên do mức tiêu hao khổng lồ, khiến cả hai bên đều phải mở niêm phong một số lượng lớn pháo D-30 đã niêm cất để đưa vào chiến đấu và D-30 là hỏa lực pháo binh quan trọng của cả hai bên tham chiến.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/d-30-phao-chien-thuat-ca-nga-va-ukraine-dung-nhieu-trong-cuoc-xung-dot-1922069.html