COVID-19 có thể gây viêm và chảy máu não

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications đã tiến hành thí nghiệm trên động vật linh trưởng nhiễm SARS-CoV-2 (NHPs) để tìm hiểu các triệu chứng thần kinh liên quan đến 'COVID kéo dài'.

Ở những con khỉ nhiễm COVID-19, các nhà nghiên cứu quan sát thấy các vết xuất huyết nhỏ trong mô não – vốn được quan sát thấy ở tất cả các động vật - có lượng chảy máu lớn hơn.

Biểu hiện thần kinh của COVID-19

Nhiều bệnh nhân bị COVID-19 đã báo cáo các triệu chứng thần kinh. Cụ thể, COVID-19 nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến não và biểu hiện như đột quỵ, viêm não màng não và bệnh não hoại tử xuất huyết. Các triệu chứng nhẹ như chóng mặt hoặc nhức đầu có thể là một phần của bệnh lý thần kinh liên quan đến bệnh. Tuy nhiên, đến nay quan điểm COVID-19 ảnh hưởng đến hệ thần kinh là không rõ ràng.

Nghiên cứu trên đã sử dụng hai loài linh trưởng gồm khỉ Rhesus (RM) và khỉ xanh châu Phi (AGM), làm mô hình nhiễm SARS-CoV-2 để đánh giá bệnh lý não. Các loài linh trưởng có thể là mô hình khả thi để mô phỏng những bệnh lý thần kinh liên quan đến SARS-CoV-2.

Trong số các con linh trưởng được nghiên cứu trên, 4 con RM và 4 con AGM đã bị nhiễm chủng SARS-CoV-2, 2019-nCoV / USA-WA1 / 2020, một chủng gần giống dại. Hai con RM và hai con AGM bị lây nhiễm qua đường khí dung, và hai RM và hai AGM bị lây nhiễm qua đường niêm mạc. Ngoài ra, hai con RM và hai con AGM được dùng làm các đối tượng so sánh, được lây nhiễm mô phỏng trong môi trường nuôi cấy. Tất cả các con linh trưởng thí nghiệm này đều phát triển nhiễm trùng trong tuần đầu tiên kể từ khi tiếp xúc, bất kể phương pháp lây nhiễm là gì.

Sau đó, các nhà nghiên cứu theo dõi các chứng viêm não, chảy máu não, não thiếu oxy, thoái hóa thần kinh và sự chết tế bào ở những con khỉ nhiễm virus. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh lý thần kinh được phát hiện ở những con khỉ mắc bệnh nhưng không biểu hiện các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện virus trong các tế bào nội mô não, ngay cả khi khỉ không mắc bệnh nặng hoặc không có các triệu chứng thần kinh rõ ràng.

Ở những con khỉ nhiễm COVID-19, các nhà nghiên cứu quan sát thấy các vết xuất huyết nhỏ trong mô não – vốn được quan sát thấy ở tất cả các động vật - có lượng chảy máu lớn hơn. Những hạt máu nhỏ có thể thúc đẩy quá trình đông máu có thể làm ngừng chảy máu nhưng chúng cũng có thể gây ra đột quỵ. Bên cạnh đó, nhiều cục máu đông hơn được quan sát thấy ở động vật bị nhiễm COVID-19, cho thấy trong quá trình nhiễm SARS-CoV-2, sự rò rỉ của các mạch máu xảy ra thường xuyên hơn.

Bộ não có nhu cầu năng lượng cao. Nó cần oxy và glucose. Lưu lượng máu giảm gây giảm oxy và glucose có thể ảnh hưởng đến sức sống của tế bào thần kinh, gây nhiễm độc thần kinh và viêm nhiễm.

Một AGM đã bị tử vong có một số vết chảy máu nhỏ trong não có thể là lý do khiến con vật suy kiệt nhanh chóng. Hoặc có thể, phổi của nó bị suy giảm đã góp phần gây ra hiện tượng chảy máu vi mô. Điều này cần được nghiên cứu thêm.

Hầu hết các con linh trưởng nghiên cứu đều có chỉ số SpO2 đo được ở mức dưới 95%. Mức độ oxy trong máu thấp (thiếu oxy) không đáng báo động, nhưng chúng phản ánh sự trao đổi khí trong phổi bị suy giảm. Mức độ oxy giảm nhỏ có thể thúc đẩy tổn thương tế bào thần kinh.

Sự hiện diện của virus

Bệnh lý não quan sát được trong nghiên cứu này có thể là do SARS-CoV-2 lây nhiễm vào tế bào não hoặc do hậu quả gián tiếp của bệnh.

Sự hiện diện của virus trong các mẫu não được đánh giá bằng cách nhuộm tìm protein nucleocapsid của virus hoặc lai tại chỗ. Quá trình nhuộm cho thấy nhiễm SARS-CoV-2 hiếm trong não, có vẻ như bị hạn chế trong các mạch máu. Nhiễm virus đã được quan sát thấy trong các tế bào nội mô liên kết não trong các cấu trúc não sâu. Sự hiện diện của virus đã được quan sát thấy ngay cả khi không có bệnh nặng hoặc các triệu chứng thần kinh rõ ràng.

Viêm thần kinh, vi xuất huyết, thiếu oxy não, thoái hóa tế bào thần kinh và apoptosis được quan sát thấy ở các linh trưởng bị nhiễm SARS-CoV-2. Đáng chú ý, bệnh lý thần kinh được quan sát thấy ở linh trưởng bị nhiễm COVID-19 nhưng không có biểu hiện các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng. Ngoài ra, sự hiện diện của virus hiếm gặp được phát hiện trong các tế bào nội mô não, nhưng nó không tương quan với mức độ nghiêm trọng của chấn thương não.

Nghiên cứu này gợi ý rằng những bệnh nhân bị hội chứng COVID kéo dài cần được theo dõi thần kinh lâu dài.

Hà Anh (Theo News Medical)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//covid-19-co-the-gay-viem-va-chay-mau-nao-169220407134050791.htm