Công khai thông tin hồ sơ đề nghị xác nhận người có công diện tồn đọng tỉnh Quảng Trị

Tiếp tục thực hiện giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công với cách mạng theo quy trình ban hành tại Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH, ngày 20-3-2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Báo Quân đội nhân dân đăng công khai thông tin hồ sơ đề nghị xác nhận người có công diện tồn đọng của tỉnh Quảng Trị, như sau:

Đối với liệt sĩ

Thái Long, sinh năm 1950; nguyên quán: Triệu Trạch, Triệu Phong; là Xã đội phó; hy sinh ngày 8-6-1968 trong trường hợp xã đội giao nhiệm vụ chế mìn tự tạo và gài mìn để đánh địch, khi đang làm nhiệm vụ không may mìn phát nổ, hy sinh.
Phạm Thi, sinh năm 1949; nguyên quán: Triệu Trạch, Triệu Phong; là chiến sĩ du kích; hy sinh ngày 8-6-1968 trong trường hợp xã đội giao nhiệm vụ chế mìn tự tạo và gài mìn để đánh địch, khi đang làm nhiệm vụ không may mìn phát nổ, hy sinh.
Nguyễn Thị Nậy; nguyên quán: Vĩnh Hiền, Vĩnh Linh; là cơ sở cách mạng; hy sinh ngày 10-5-1947 trong trường hợp làm cơ sở cách mạng bị gián điệp, việt gian chỉ điểm, giết hại.
Ngô Ánh Dương, sinh năm 1923; nguyên quán: Vĩnh Giang, Vĩnh Linh; là Xã đội trưởng; hy sinh ngày 7-10-1949 trong trường hợp địch tổ chức càn vào xã Vĩnh Giang, trên đường rút lui bị đuối nước.
Trần Văn Tuyến, sinh năm 1918; nguyên quán: Cam Nghĩa, Cam Lộ; là Trạm trưởng Bưu điện; hy sinh ngày 5-1-1947 trong lúc làm nhiệm vụ cất giấu tài liệu cơ quan, đơn vị thì bị địch phục kích sát hại.
Lê Phước Diêu, sinh năm 1924; nguyên quán: Cam Thủy, Cam Lộ; là Xã đội phó; hy sinh ngày 25-6-1948 trong trường hợp làm nhiệm vụ canh gác thì bị địch phục kích bắn chết.
Nguyễn Ngọc Đen, sinh năm 1918; nguyên quán: Gio Mỹ, Gio Linh; là chiến sĩ du kích; hy sinh ngày 25-11-1953 trong trường hợp xã đội giao nhiệm vụ cảnh giới chống càn thì bị địch phục kích bắn chết.
Trần Hữu Hoạch, sinh năm 1903; nguyên quán: Vĩnh Sơn, Vĩnh Linh; là Tổ trưởng Tổ nuôi quân xã Vĩnh Sơn; hy sinh ngày 15-7-1948 trong lúc đang làm nhiệm vụ vận động quyên góp lương thực cho cách mạng thì bị địch bắt lên đồn Cổ Hiền tra tấn dã man nhưng không khai nên chúng tẩm xăng đốt rồi chặt đầu.
Trần Đình Kinh, sinh năm 1921; nguyên quán: Hải Lâm, Hải Lăng; là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân cứu quốc; hy sinh ngày 23-2-1948 trong lúc làm nhiệm vụ vận động đồng bào, khi vượt qua đường sắt về Mai Đàn bị địch phục kích bắn bị thương, bắt đưa ra Quảng Trị khai thác. Không khai thác được gì, chúng đưa ông ra thôn Hà My, huyện Triệu Phong sát hại.

Đối với thương binh

Nguyễn Thị Thành, sinh năm 1941; nguyên quán: Vĩnh Giang, Vĩnh Linh; là chiến sĩ dân quân thôn Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang; bị thương ngày 19-5-1967 trong lúc làm nhiệm vụ trực chiến bắn máy bay bị pháo dập vào trận địa làm bà bị thương tại Di Loan, Vĩnh Linh.

THÀNH AN

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/hau-phuong-chien-si/che-do-chinh-sach/cong-khai-thong-tin-ho-so-de-nghi-xac-nhan-nguoi-co-cong-dien-ton-dong-tinh-quang-tri-642685