Con lợn suýt đẩy hai cường quốc vào chiến tranh trong thế kỷ 19

Hai cường quốc trên thế giới suýt lâm vào cuộc chiến tranh sau cái chết của một con lợn.

1. "Chiến tranh con lợn" là tên cuộc chiến suýt nổ ra giữa hai cường quốc nào?

Anh - Pháp
Anh - Mỹ
Anh - Đức
Mỹ - Nga

"Chiến tranh con lợn" (Pig War) có thể là một trong những cuộc chiến kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại. Nó suýt nổ ra giữa hai cường quốc Anh và Mỹ.

2. Thực chất đằng sau cuộc xung đột suýt xảy ra này là gì?

Tranh chấp trại nuôi lợn
Tranh chấp thị trường bán thịt lợn
Tranh chấp chủ quyền đảo
Tranh chấp một con lợn

Mâu thuẫn bắt đầu từ Hiệp ước Oregon (1846) nhằm giải quyết quá trình tranh chấp đất lâu dài giữa Mỹ và vùng Bắc Mỹ thuộc Anh. Tuy nhiên, hiệp ước này không thể giải quyết triệt để tình hình ở các hòn đảo ở Tây Nam Vancouver.

3. Cái chết của con lợn xảy ra trên đảo nào?

San Juan
Vancouver
Greenland
Pohnpei

Một trong những hòn đảo lớn và quan trọng nhất trong vùng tranh chấp là đảo San Juan. Cả Mỹ và Anh đều tuyên bố chủ quyền và công dân từ cả hai nước bắt đầu định cư ở đó. Đây là nơi con lợn bị bắn chết, dẫn đến căng thẳng giữa hai bên.

4. Người nông dân bắn chết con lợn là công dân nước nào?

Anh
Mỹ
Canada
Không thuộc các nước trên

Khi bị lợn của người Anh Charles Griffin ăn khoai tây, nông dân người Mỹ Lyman Cutlar giận dữ, nổ súng bắn chết nó. Hai bên không thỏa thuận bồi thường được và báo sự việc lên chính quyền hai bên. Vốn vấn đề tranh chấp đã tồn tại ngầm, hai bên chuẩn bị quân đội, sẵn sàng khai chiến.

5. Tại sao cuối cùng cuộc chiến không nổ ra?

Hòn đảo gặp bão lớn
Hai bên không kịp chuẩn bị lực lượng
Chủ nhân con lợn chấp nhận khoản bồi thường
Chính quyền hai bên lo ngại căng thẳng leo thang

Đô đốc Robert L. Baynes của Anh từ chối lệnh tấn công, cho rằng không thể để chiến tranh nổ ra chỉ vì con lợn. Khi sự việc truyền đến Washington và London, chính quyền hai nước rất sốc khi cái chết của một con vật lại kéo theo sự tham gia của 3 tàu chiến, 84 khẩu súng và hơn 2.600 quân lính. Hai bên lo ngại căng thẳng leo thang và tiến hành đàm phán.

6. Sau khi đàm phán, hai bên quy định số người tối đa trên đảo cho đến khi giải quyết xong tranh chấp là bao nhiêu?

10
20
50
100

Sau đàm phán, cả Anh và Mỹ thống nhất mỗi bên duy trì số lượng người trên đảo không quá 100 cho đến khi đạt được thỏa thuận thống nhất.

7. Cuối cùng, ai là người đứng ra giải quyết triệt để tranh chấp?

Hoàng đế Đức Kaiser Wilhelm I
Tổng thống Mỹ James Buchanan
Thủ tướng Anh Henry John Temple
Nữ hoàng Anh Victoria

Đến năm 1872, Ủy ban Quốc tế do Hoàng đế Đức Kaiser Wilhelm I đứng đầu quyết định hòn đảo thuộc quyền kiểm soát của Mỹ, chấm dứt tranh chấp giữa hai cường quốc.

Nguyễn Sương

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/con-lon-suyt-day-hai-cuong-quoc-vao-chien-tranh-trong-the-ky-19-post994255.html