Cỗ máy mật mã nào khiến Hitler tự hào trong Thế chiến 2?

Trong Thế chiến 2, trùm phát xít Hitler và chính quyền phát xít Đức tự hào vì có máy mật mã huyền thoại Enigma để gửi và nhận thông tin mật trong chiến tranh. Hitler tin rằng mật mã được tạo ra từ Enigma khó bị đối phương 'bẻ mã'.

Ngay sau khi Thế chiến 2 nổ ra, trùm phát xít Hitler và chính quyền phát xít Đức đã quyết định sử dụng máy mật mã huyền thoại Enigma để gửi và nhận các thông tin mật. Theo các chuyên gia, trong cuộc chiến tranh diễn ra từ năm 1939 - 1945, phát xít Đức đã sử dụng khoảng 75.000 máy Enigma.

Ngay sau khi Thế chiến 2 nổ ra, trùm phát xít Hitler và chính quyền phát xít Đức đã quyết định sử dụng máy mật mã huyền thoại Enigma để gửi và nhận các thông tin mật. Theo các chuyên gia, trong cuộc chiến tranh diễn ra từ năm 1939 - 1945, phát xít Đức đã sử dụng khoảng 75.000 máy Enigma.

Nhà độc tài Hitler và các quan chức cấp cao trong chính quyền phát xít Đức tin rằng, các thông điệp, mệnh lệnh... được mã hóa bằng máy Enigma rất khó giải mã. Theo đó, dù điệp viên của quân Đồng minh có lấy được những thông tin được mã hóa này thì cũng không thể giải được nội dung thông điệp.

Nhà độc tài Hitler và các quan chức cấp cao trong chính quyền phát xít Đức tin rằng, các thông điệp, mệnh lệnh... được mã hóa bằng máy Enigma rất khó giải mã. Theo đó, dù điệp viên của quân Đồng minh có lấy được những thông tin được mã hóa này thì cũng không thể giải được nội dung thông điệp.

Sở dĩ chính quyền Hitler tự tin về cỗ máy Enigma như vậy là vì nó có cấu tạo và cách thức hoạt động phức tạp. Theo các chuyên gia, máy mật mã Enigma có kích thước nhỏ nhọn, hoàn toàn tự động hóa các hoạt động mã hóa và giải mã.

Sở dĩ chính quyền Hitler tự tin về cỗ máy Enigma như vậy là vì nó có cấu tạo và cách thức hoạt động phức tạp. Theo các chuyên gia, máy mật mã Enigma có kích thước nhỏ nhọn, hoàn toàn tự động hóa các hoạt động mã hóa và giải mã.

Máy Enigma gồm 3 bộ phận chính: một bàn phím để nhập bức điện; một bộ mã hóa để biến chữ cái vừa nhập thành mật mã; một bảng gồm những bóng đèn nhấp nháy thể hiện những chữ cái được mã hóa đó.

Máy Enigma gồm 3 bộ phận chính: một bàn phím để nhập bức điện; một bộ mã hóa để biến chữ cái vừa nhập thành mật mã; một bảng gồm những bóng đèn nhấp nháy thể hiện những chữ cái được mã hóa đó.

Thông qua sử dụng máy Enigma, Đức quốc xã có thể tạo ra khoảng 10 triệu tỉ cách mã hóa khác nhau ngay từ phiên bản đầu tiên.

Thông qua sử dụng máy Enigma, Đức quốc xã có thể tạo ra khoảng 10 triệu tỉ cách mã hóa khác nhau ngay từ phiên bản đầu tiên.

Việc giải mã thông điệp được mã hóa bằng máy Enigma không hề đơn giản. Chuyên gia giải mã của quân Đồng minh muốn giải mã thông điệp cần phải khám phá các thông số kỹ thuật và quy tắc sử dụng máy Enigma. Tiếp đến, họ phải phát triển một mô hình toán học để xác định khóa mật mã được thiết lập hàng ngày của máy Enigma.

Việc giải mã thông điệp được mã hóa bằng máy Enigma không hề đơn giản. Chuyên gia giải mã của quân Đồng minh muốn giải mã thông điệp cần phải khám phá các thông số kỹ thuật và quy tắc sử dụng máy Enigma. Tiếp đến, họ phải phát triển một mô hình toán học để xác định khóa mật mã được thiết lập hàng ngày của máy Enigma.

Do máy Enigma đóng vai trò quan trọng trong việc gửi và nhận thông tin mật nên Đức quốc xã ra lệnh cho binh sĩ phải hủy chúng nếu gặp tình huống bất lợi. Phát xít Đức không muốn quân Đồng minh có được cỗ máy Enigma để có thể "mổ xẻ" rồi tìm cách phá mã.

Do máy Enigma đóng vai trò quan trọng trong việc gửi và nhận thông tin mật nên Đức quốc xã ra lệnh cho binh sĩ phải hủy chúng nếu gặp tình huống bất lợi. Phát xít Đức không muốn quân Đồng minh có được cỗ máy Enigma để có thể "mổ xẻ" rồi tìm cách phá mã.

Bất chấp mọi nỗ lực của Đức quốc xã, các chuyên gia, nhà khoa học bao gồm Alfred Knox và Alan Turing làm việc tại Bletchley Park, Anh đã bắt tay vào "cuộc chiến" mật mã nhằm hóa giải cỗ máy Enigma.

Bất chấp mọi nỗ lực của Đức quốc xã, các chuyên gia, nhà khoa học bao gồm Alfred Knox và Alan Turing làm việc tại Bletchley Park, Anh đã bắt tay vào "cuộc chiến" mật mã nhằm hóa giải cỗ máy Enigma.

Thông qua các tin tình báo có được cộng với việc có được bản sao của máy Enigma, các chuyên gia đã tạo ra cỗ máy Ultra vào năm 1940 giúp giải mã thành công hàng loạt bức mật mã của phát xít Đức.

Thông qua các tin tình báo có được cộng với việc có được bản sao của máy Enigma, các chuyên gia đã tạo ra cỗ máy Ultra vào năm 1940 giúp giải mã thành công hàng loạt bức mật mã của phát xít Đức.

Nhờ cỗ máy giải mã Ultra, quân Đồng minh đã nắm được nhiều thông tin quân sự quan trọng của phát xít Đức. Từ đó, quân Đồng minh thực hiện những chiến dịch quân sự với sự chuẩn bị kỹ càng để có thể đánh bại quân đội Đức quốc xã ở nhiều mặt trận.

Nhờ cỗ máy giải mã Ultra, quân Đồng minh đã nắm được nhiều thông tin quân sự quan trọng của phát xít Đức. Từ đó, quân Đồng minh thực hiện những chiến dịch quân sự với sự chuẩn bị kỹ càng để có thể đánh bại quân đội Đức quốc xã ở nhiều mặt trận.

Mời độc giả xem video: Tập đoàn truyền thông hàng đầu nước Đức đầu tư 14 triệu USD vào Cốc Cốc. Nguồn: VTV1.

Tâm Anh (theo CNN, History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/co-may-mat-ma-nao-khien-hitler-tu-hao-trong-the-chien-2-1861810.html