Chuyện vị nữ thần có 97 ông chồng, được thờ phụng ở Nha Trang

Bà sinh được 38 con gái với những người chồng của mình. Tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay...

Nằm trên đỉnh đồi Cù Lao ở cửa sông Cái tại thành phố Nha Trang, tháp Po Nagar là một trong những khu đền tháp Chăm đẹp nhất còn được gìn giữ ở Việt Nam. Công trình này gắn liền với tục thờ Po Nagar, một vị nữ thần trong tín ngưỡng cổ xưa của người Chăm.

Nằm trên đỉnh đồi Cù Lao ở cửa sông Cái tại thành phố Nha Trang, tháp Po Nagar là một trong những khu đền tháp Chăm đẹp nhất còn được gìn giữ ở Việt Nam. Công trình này gắn liền với tục thờ Po Nagar, một vị nữ thần trong tín ngưỡng cổ xưa của người Chăm.

Theo truyền thuyết Champa, nữ thần Po Nagar có tên gọi đầy đủ là Po Ina Nagar hoặc Yang Pô Nagara. Bà có xuất thân rất huyền bí khi được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển. Với quyền năng của một người mẹ tối cao, bà đã tạo dựng nên Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo.

Theo truyền thuyết Champa, nữ thần Po Nagar có tên gọi đầy đủ là Po Ina Nagar hoặc Yang Pô Nagara. Bà có xuất thân rất huyền bí khi được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển. Với quyền năng của một người mẹ tối cao, bà đã tạo dựng nên Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo.

Bà Po Nagar có tổng cộng 97 người chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn hết thảy, được coi như người “chồng cả”.

Bà Po Nagar có tổng cộng 97 người chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn hết thảy, được coi như người “chồng cả”.

Bà sinh được 38 con gái với những người chồng của mình. Tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay.

Bà sinh được 38 con gái với những người chồng của mình. Tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay.

Đó là Po Nagar Dara - vị nữ thần cai quản Kauthara (Nha Trang), Po Rarai Anaih cai quản Panduranga (Phan Rang) và Po Bia Tikuk cai quản Manthit (Phan Thiết).

Đó là Po Nagar Dara - vị nữ thần cai quản Kauthara (Nha Trang), Po Rarai Anaih cai quản Panduranga (Phan Rang) và Po Bia Tikuk cai quản Manthit (Phan Thiết).

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, hình tượng Po Nagar bắt nguồn từ nữ thần Devi, một trong những nữ thần tối thượng trong thần điện Hindu giáo, là biểu tượng âm tính cho sức mạnh sáng tạo và hủy diệt của vũ trụ,

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, hình tượng Po Nagar bắt nguồn từ nữ thần Devi, một trong những nữ thần tối thượng trong thần điện Hindu giáo, là biểu tượng âm tính cho sức mạnh sáng tạo và hủy diệt của vũ trụ,

Tuy nhiên, khi du nhập và tồn tại trong cộng đồng của người Chăm, chịu ảnh hưởng “dội ngược” của các tín ngưỡng bản địa nên nữ thần Devi đã trở thành nhân vật huyền thoại mang yếu tố của một anh hùng văn hóa, nữ thần xứ sở của người Chăm.

Tuy nhiên, khi du nhập và tồn tại trong cộng đồng của người Chăm, chịu ảnh hưởng “dội ngược” của các tín ngưỡng bản địa nên nữ thần Devi đã trở thành nhân vật huyền thoại mang yếu tố của một anh hùng văn hóa, nữ thần xứ sở của người Chăm.

Bà trở thành vị phúc thần được thờ phụng trong vùng dựa trên những thành tích vĩ đại: Dạy dân biết trồng lúa, dệt vải, sản xuất, lo sinh kế, tránh hoạn nạn và các phép tắc nghề nghiệp để nuôi nhau. Bà là thần bảo trợ cho mọi nghề nghiệp, thường hiển linh, cứu nhân độ thế...

Bà trở thành vị phúc thần được thờ phụng trong vùng dựa trên những thành tích vĩ đại: Dạy dân biết trồng lúa, dệt vải, sản xuất, lo sinh kế, tránh hoạn nạn và các phép tắc nghề nghiệp để nuôi nhau. Bà là thần bảo trợ cho mọi nghề nghiệp, thường hiển linh, cứu nhân độ thế...

Sau này, từ một vị nữ thần của người Chăm, Po Nagar đã được Việt hóa với tên gọi Thiên Yana nhưng trong đó căn tính Chăm vẫn còn rất rõ nét. Đó là biểu hiện sự tương đồng trong văn hóa Chăm và Việt ở “nguyên lý thờ mẹ”.

Sau này, từ một vị nữ thần của người Chăm, Po Nagar đã được Việt hóa với tên gọi Thiên Yana nhưng trong đó căn tính Chăm vẫn còn rất rõ nét. Đó là biểu hiện sự tương đồng trong văn hóa Chăm và Việt ở “nguyên lý thờ mẹ”.

Những bức tượng cổ của người Chăm khắc họa bà Po Nagar không có quần áo, thể hiện tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy gắn với vị nữ thần này. Sau khi được người Việt tiếp nhận, bà đã trở thành một vị nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật giáo.

Những bức tượng cổ của người Chăm khắc họa bà Po Nagar không có quần áo, thể hiện tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy gắn với vị nữ thần này. Sau khi được người Việt tiếp nhận, bà đã trở thành một vị nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật giáo.

Ngày nay, ngoài tháp Po Nagar ở nha Trang, nữ thần Po Nagar / Thiên Yana còn được thờ phụng tại nhiều địa điểm khác ở duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Có thể nói đây là một hiện tượng tín ngưỡng độc đáo, thể hiện sự giao thoa văn hóa của hai dân tộc Chăm - Việt...

Ngày nay, ngoài tháp Po Nagar ở nha Trang, nữ thần Po Nagar / Thiên Yana còn được thờ phụng tại nhiều địa điểm khác ở duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Có thể nói đây là một hiện tượng tín ngưỡng độc đáo, thể hiện sự giao thoa văn hóa của hai dân tộc Chăm - Việt...

Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chuyen-vi-nu-than-co-97-ong-chong-duoc-tho-phung-o-nha-trang-1937807.html