Chuyện huyền bí về cây mộc thần gần 500 tuổi trên núi ở Khánh Hòa

Có tán rộng hơn 200m2, chừng 20 người ôm mới hết thân, cây mộc thần trên núi ở Khánh Hòa được nhiều người tới tham quan, viết điều ước vào mảnh vải rồi treo lên cây cầu mong điều tốt lành.

Cây mộc thần gần 500 tuổi trên núi ở Khánh Hòa. Video: Xuân Ngọc

Cây mộc thần nằm trên núi trong khu du lịch ở xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, cách TP Nha Trang (Khánh Hòa) hơn 40km. Những già làng người Raglai cho hay, họ không biết cây cổ thụ có từ khi nào, chỉ biết lúc còn nhỏ đã thấy cây đứng sừng sững. Qua nhiều năm, cây vẫn phát triển, tạo bóng mát một khu rộng lớn, được mọi người gọi một cách tôn kính là mộc thần.

Cây mộc thần nằm trên núi trong khu du lịch ở xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, cách TP Nha Trang (Khánh Hòa) hơn 40km. Những già làng người Raglai cho hay, họ không biết cây cổ thụ có từ khi nào, chỉ biết lúc còn nhỏ đã thấy cây đứng sừng sững. Qua nhiều năm, cây vẫn phát triển, tạo bóng mát một khu rộng lớn, được mọi người gọi một cách tôn kính là mộc thần.

Người dân xem cây như báu vật, gìn giữ và bảo vệ. Qua thời gian, những cành mộc thần uốn lượn, ngoằn ngoèo đan vào nhau trên không trung và tạo bóng mát dưới mặt đất thành không gian huyền bí. Qua nhiều đời, mọi người ước rằng cây mộc thần gần 500 tuổi.

Người dân xem cây như báu vật, gìn giữ và bảo vệ. Qua thời gian, những cành mộc thần uốn lượn, ngoằn ngoèo đan vào nhau trên không trung và tạo bóng mát dưới mặt đất thành không gian huyền bí. Qua nhiều đời, mọi người ước rằng cây mộc thần gần 500 tuổi.

Cây cao khoảng 25m, tán rộng trên 200m2, gồm 2 cây da và một cây sanh quấn lấy nhau và phải hơn 20 người mới ôm hết. Là người có nhiều năm làm việc trong khu du lịch, ông Dũng (người Raglai) cho biết, cây mộc thần rất quý hiếm, tượng trưng cho các dòng thác Yang Bay, Yang Khang và Hocho. Những già làng của người Raglai truyền tụng và nhắc nhở con cháu đời sau rằng, mộc thần đứng vững như một vị thần canh giữ khu rừng, bảo vệ và ban phúc cho dân làng, nên rất linh thiêng.

Cây cao khoảng 25m, tán rộng trên 200m2, gồm 2 cây da và một cây sanh quấn lấy nhau và phải hơn 20 người mới ôm hết. Là người có nhiều năm làm việc trong khu du lịch, ông Dũng (người Raglai) cho biết, cây mộc thần rất quý hiếm, tượng trưng cho các dòng thác Yang Bay, Yang Khang và Hocho. Những già làng của người Raglai truyền tụng và nhắc nhở con cháu đời sau rằng, mộc thần đứng vững như một vị thần canh giữ khu rừng, bảo vệ và ban phúc cho dân làng, nên rất linh thiêng.

Người dân ở đây mỗi khi đi rừng đều dừng chân dưới gốc cây cầu nguyện cho chuyến đi được bình an và thành công. Các đôi trai gái trước khi quyết định về chung nhà thường tìm tới đây cầu nguyện.

Người dân ở đây mỗi khi đi rừng đều dừng chân dưới gốc cây cầu nguyện cho chuyến đi được bình an và thành công. Các đôi trai gái trước khi quyết định về chung nhà thường tìm tới đây cầu nguyện.

“Từ lúc tôi còn nhỏ đã thấy cây mộc thần tỏa tán rộng. Người dân trong vùng rất quý, xem như di sản nên chẳng chặt bỏ gì mà còn lập miếu thờ”, ông Dũng nói và cho biết thêm rằng, hồi năm 2017, bão Damrey càn quét qua khiến địa phương thiệt hại nặng. Nhà cửa đổ sập, cây cối bật gốc, ngã, song mộc thần của người Raglai vẫn nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng.

“Từ lúc tôi còn nhỏ đã thấy cây mộc thần tỏa tán rộng. Người dân trong vùng rất quý, xem như di sản nên chẳng chặt bỏ gì mà còn lập miếu thờ”, ông Dũng nói và cho biết thêm rằng, hồi năm 2017, bão Damrey càn quét qua khiến địa phương thiệt hại nặng. Nhà cửa đổ sập, cây cối bật gốc, ngã, song mộc thần của người Raglai vẫn nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, nơi đây cũng trở thành địa chỉ cho người dân, du khách tham quan. Buổi sáng là thời điểm nơi này đông du khách trong nước vào nước ngoài. Mọi người tới đây, ngoài chiêm ngưỡng cây, họ còn có thể viết điều ước vào mảnh vải rồi treo lên cây, cầu mong mọi việc tốt lành.

Ngoài ra, nơi đây cũng trở thành địa chỉ cho người dân, du khách tham quan. Buổi sáng là thời điểm nơi này đông du khách trong nước vào nước ngoài. Mọi người tới đây, ngoài chiêm ngưỡng cây, họ còn có thể viết điều ước vào mảnh vải rồi treo lên cây, cầu mong mọi việc tốt lành.

Người đàn ông viết lời nguyện cầu của mình vào vải, dùng ná bắn để treo trên cây mộc thần. “Tôi mong gia đình mình bình an nên đã viết vào vải rồi gửi lên cây mộc thần cầu nguyện”, người đàn ông đưa vợ con tham quan cây mộc thần, chia sẻ.

Người đàn ông viết lời nguyện cầu của mình vào vải, dùng ná bắn để treo trên cây mộc thần. “Tôi mong gia đình mình bình an nên đã viết vào vải rồi gửi lên cây mộc thần cầu nguyện”, người đàn ông đưa vợ con tham quan cây mộc thần, chia sẻ.

Một khách nữ chụp ảnh lưu lại kỷ niệm khi tới cây mộc thần. Chị cũng hy vọng mọi người chung tay bảo vệ những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi này.

Một khách nữ chụp ảnh lưu lại kỷ niệm khi tới cây mộc thần. Chị cũng hy vọng mọi người chung tay bảo vệ những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi này.

Chị Nguyễn Thị Điểm, làm việc tại khu du lịch cho biết, mỗi ngày mọi người đều chia nhau dọn dẹp, chăm sóc cây. Công việc khá đơn giản, chủ yếu là đảm bảo vệ sinh và nhắc nhở du khách tham quan không làm tổn hại đến cây. Ngoài ra, du khách khi vào khu này, ai nấy cũng trầm trồ về cây mộc thần.

Chị Nguyễn Thị Điểm, làm việc tại khu du lịch cho biết, mỗi ngày mọi người đều chia nhau dọn dẹp, chăm sóc cây. Công việc khá đơn giản, chủ yếu là đảm bảo vệ sinh và nhắc nhở du khách tham quan không làm tổn hại đến cây. Ngoài ra, du khách khi vào khu này, ai nấy cũng trầm trồ về cây mộc thần.

Theo các già làng người Raglai, mộc thần có 8 bành rất lớn tượng trưng cho 8 mặt của thần rừng để trông coi 8 hướng của trời đất. Còn với người dân tộc Kinh khi đến đây lại cho rằng 8 bành đó tương ứng với 8 quẻ bát quái là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài; tượng trưng cho trời, đầm (hồ), lửa, sấm, gió, núi, nước, đất.

Theo các già làng người Raglai, mộc thần có 8 bành rất lớn tượng trưng cho 8 mặt của thần rừng để trông coi 8 hướng của trời đất. Còn với người dân tộc Kinh khi đến đây lại cho rằng 8 bành đó tương ứng với 8 quẻ bát quái là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài; tượng trưng cho trời, đầm (hồ), lửa, sấm, gió, núi, nước, đất.

Người dân quanh vùng còn truyền miệng rằng 8 mặt mà mộc thần bành ra 8 hướng là 8 vấn đề quan trọng trong đời. Cụ thể là: sức khỏe, tình duyên, sự nghiệp, học hành, gia đình, tiền bạc, cầu tự, tâm an.

Người dân quanh vùng còn truyền miệng rằng 8 mặt mà mộc thần bành ra 8 hướng là 8 vấn đề quan trọng trong đời. Cụ thể là: sức khỏe, tình duyên, sự nghiệp, học hành, gia đình, tiền bạc, cầu tự, tâm an.

Người xưa kể rằng hàng năm, cứ vào khoảng tháng 8 đến tháng 3 âm lịch, người ta thường thấy chim phượng hoàng đất bay về đậu trên những tán cây mộc thần ăn trái. Vì thế người dân gọi đồi này là đồi Phượng Hoàng. Họ cho rằng ai trong đời được nhìn thấy chim phượng hoàng đất sẽ gặp được nhiều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống.

Người xưa kể rằng hàng năm, cứ vào khoảng tháng 8 đến tháng 3 âm lịch, người ta thường thấy chim phượng hoàng đất bay về đậu trên những tán cây mộc thần ăn trái. Vì thế người dân gọi đồi này là đồi Phượng Hoàng. Họ cho rằng ai trong đời được nhìn thấy chim phượng hoàng đất sẽ gặp được nhiều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống.

Ngoài ra, mộc thần cũng được coi là tượng đài tâm linh của những người con tại Yang Bay, do đó hàng tháng nhiều người dừng chân ghé nơi đây, dâng lễ với lòng thành, ước nguyện hạnh phúc.

Ngoài ra, mộc thần cũng được coi là tượng đài tâm linh của những người con tại Yang Bay, do đó hàng tháng nhiều người dừng chân ghé nơi đây, dâng lễ với lòng thành, ước nguyện hạnh phúc.

Xuân Ngọc

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/chuyen-huyen-bi-ve-cay-moc-than-gan-500-tuoi-tren-nui-o-khanh-hoa-2168771.html