Chuyên gia diệt MiG và bài thực hành dở tệ của ông hiệu trưởng

Norman C. Gaddis là phi công nổi tiếng của Không quân Mỹ, được mệnh danh là 'chuyên gia diệt MiG', nhưng lại bị bắn hạ bởi một tiêm kích MiG-17 tại Việt Nam.

Trong các cuộc không chiến trên bầu trời giữa phi công Việt Nam và phi công Mỹ, đã xảy ra một tình huống trớ trêu, không lấy gì làm vui vẻ với “uy danh” Không lực Mỹ. Đó là việc "lý thuyết gia chống MiG" của siêu cường Mỹ, bị bắn hạ ngay trong lần đầu tiên thực chiến đối mặt với loại máy bay "cổ lỗ" MiG-17. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong các cuộc không chiến trên bầu trời giữa phi công Việt Nam và phi công Mỹ, đã xảy ra một tình huống trớ trêu, không lấy gì làm vui vẻ với “uy danh” Không lực Mỹ. Đó là việc "lý thuyết gia chống MiG" của siêu cường Mỹ, bị bắn hạ ngay trong lần đầu tiên thực chiến đối mặt với loại máy bay "cổ lỗ" MiG-17. Nguồn ảnh: Wikipedia

"Chuyên gia" đó chính là phi công Norman C. Gaddis, khi đó mang quân hàm đại tá, còn người đã bắn hạ ông ta là trung úy phi công Ngô Đức Mai của Không quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Phi công Ngô Đức Mai (trái) và phi công Norman – Nguồn: Wikipedia

"Chuyên gia" đó chính là phi công Norman C. Gaddis, khi đó mang quân hàm đại tá, còn người đã bắn hạ ông ta là trung úy phi công Ngô Đức Mai của Không quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Phi công Ngô Đức Mai (trái) và phi công Norman – Nguồn: Wikipedia

Điều trớ trêu là một người được tôn vinh là "chuyên gia chống MiG", mang quân hàm cao nhất của cấp tá, có 20 năm bay lượn, với gần 4.200 giờ bay, thuộc lực lượng không quân nhà nghề, đã thua một phi công có kinh nghiệm khoảng 300 giờ bay. Ảnh: Phi công Norman – Nguồn: Wikipedia

Điều trớ trêu là một người được tôn vinh là "chuyên gia chống MiG", mang quân hàm cao nhất của cấp tá, có 20 năm bay lượn, với gần 4.200 giờ bay, thuộc lực lượng không quân nhà nghề, đã thua một phi công có kinh nghiệm khoảng 300 giờ bay. Ảnh: Phi công Norman – Nguồn: Wikipedia

Phi công Norman sinh năm 1923 tại Dandridge, Tennessee, Mỹ, nhập ngũ năm 1942, năm 1944 vào học tại Trường Không quân Williams của Quân đội Mỹ. Sau khi tốt nghiệp phi công, Norman được biên chế hoạt động tại căn cứ không quân Luke, lúc này Norman lái loại máy bay tiêm kích cánh quạt P-40 và P-51. Ảnh: Phi công Norman – Nguồn: Wikipedia

Phi công Norman sinh năm 1923 tại Dandridge, Tennessee, Mỹ, nhập ngũ năm 1942, năm 1944 vào học tại Trường Không quân Williams của Quân đội Mỹ. Sau khi tốt nghiệp phi công, Norman được biên chế hoạt động tại căn cứ không quân Luke, lúc này Norman lái loại máy bay tiêm kích cánh quạt P-40 và P-51. Ảnh: Phi công Norman – Nguồn: Wikipedia

Norman là một trong những phi công lái máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của Không quân Mỹ, và đã có mặt phục vụ từ châu Âu sang châu Á. Với những thành tích của mình, năm 1960, Norman được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng sĩ quan tham mưu không quân cao cấp. Nguồn: Wikipedia

Norman là một trong những phi công lái máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của Không quân Mỹ, và đã có mặt phục vụ từ châu Âu sang châu Á. Với những thành tích của mình, năm 1960, Norman được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng sĩ quan tham mưu không quân cao cấp. Nguồn: Wikipedia

Với cương vị là Hiệu trưởng trường Không quân quan trọng của Quân đội Mỹ, Norman đi sâu nghiên cứu để “làm thế nào để chống lại các máy bay MiG”. Tại các buổi lên lớp, Norman thường xuyên chỉ trích các phi công Mỹ tại Việt Nam là “không biết cách khai thác tính năng của các máy bay hiện đại như F-4, F-105 trước các máy bay MiG dưới cơ”. Norman chỉ ra hàng trăm điểm yếu của MiG, đồng thời chỉ cho họ làm thế nào để chế ngự MiG. Ảnh: Máy bay F-4 và MiG-17 – Nguồn: Wikipedia

Với cương vị là Hiệu trưởng trường Không quân quan trọng của Quân đội Mỹ, Norman đi sâu nghiên cứu để “làm thế nào để chống lại các máy bay MiG”. Tại các buổi lên lớp, Norman thường xuyên chỉ trích các phi công Mỹ tại Việt Nam là “không biết cách khai thác tính năng của các máy bay hiện đại như F-4, F-105 trước các máy bay MiG dưới cơ”. Norman chỉ ra hàng trăm điểm yếu của MiG, đồng thời chỉ cho họ làm thế nào để chế ngự MiG. Ảnh: Máy bay F-4 và MiG-17 – Nguồn: Wikipedia

Từ năm 1963, chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Mỹ là F-4 Phantom II, đây là loại chiến đấu cơ hiện đại, hai chỗ ngồi, hai động cơ; có tốc độ tối đa Mach 2,23, được trang bị tên lửa đối không AIM-7 Sparrow tầm trung, dẫn đường bằng radar bán chủ động, hoặc tên lửa tầm gần AIM-9 Sidewinder. Ảnh: Máy bay F-4 Phantom - Nguồn: Wikipedia

Từ năm 1963, chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Mỹ là F-4 Phantom II, đây là loại chiến đấu cơ hiện đại, hai chỗ ngồi, hai động cơ; có tốc độ tối đa Mach 2,23, được trang bị tên lửa đối không AIM-7 Sparrow tầm trung, dẫn đường bằng radar bán chủ động, hoặc tên lửa tầm gần AIM-9 Sidewinder. Ảnh: Máy bay F-4 Phantom - Nguồn: Wikipedia

Trong khi đó, MiG-17 ra đời sớm hơn, đưa vào sử dụng năm 1952 (trước F-4 một thập kỷ). Nếu đọ thông số với F-4, gần như MiG-17 thua toàn diện, MiG-17 chỉ đạt tốc độ cận âm (1.144km/h) và không hề được trang bị tên lửa. Vũ khí chính của chiến đấu cơ MiG-17 là 1 pháo 37mm cùng hai pháo 23mm, và chỉ có thể không chiến trong tầm nhìn của phi công. Ảnh: Máy bay MiG-17 - Nguồn: Wikipedia

Trong khi đó, MiG-17 ra đời sớm hơn, đưa vào sử dụng năm 1952 (trước F-4 một thập kỷ). Nếu đọ thông số với F-4, gần như MiG-17 thua toàn diện, MiG-17 chỉ đạt tốc độ cận âm (1.144km/h) và không hề được trang bị tên lửa. Vũ khí chính của chiến đấu cơ MiG-17 là 1 pháo 37mm cùng hai pháo 23mm, và chỉ có thể không chiến trong tầm nhìn của phi công. Ảnh: Máy bay MiG-17 - Nguồn: Wikipedia

Tuy nhiên những bài học lý thuyết mà Norman trình bày trên giảng đường không làm giảm số lượng F-4, F-105 bị bắn hạ tại Việt Nam, số lượng phi công bị bắt ngày một tăng lên. Vì lẽ đó, đích thân Norman sang Việt Nam để nghiên cứu cách “điều trị MiG” trên thực tế. Ảnh: F-4 của Không quân Mỹ bị bắn rơi trên bầu trởi Miền Bắc – Nguồn: LSQSVN.

Tuy nhiên những bài học lý thuyết mà Norman trình bày trên giảng đường không làm giảm số lượng F-4, F-105 bị bắn hạ tại Việt Nam, số lượng phi công bị bắt ngày một tăng lên. Vì lẽ đó, đích thân Norman sang Việt Nam để nghiên cứu cách “điều trị MiG” trên thực tế. Ảnh: F-4 của Không quân Mỹ bị bắn rơi trên bầu trởi Miền Bắc – Nguồn: LSQSVN.

Tháng 11/1966, Norman đến Việt Nam với tư cách tham mưu, không quên đính theo danh hiệu “chuyên gia diệt MiG” tại phi đội chiến đấu số 12 đóng quân tại Đà Nẵng. Sau nhiều tháng thu thập tài liệu, Norman đã có trong tay một tập báo cáo về cách “điều trị MiG”. Việc làm bây giờ là cần thêm chuyến bay thực tế để hoàn tất mọi thứ. Ảnh: F-4 của Không quân Mỹ bị bắn rơi trên bầu trởi Miền Bắc – Nguồn: LSQSVN.

Tháng 11/1966, Norman đến Việt Nam với tư cách tham mưu, không quên đính theo danh hiệu “chuyên gia diệt MiG” tại phi đội chiến đấu số 12 đóng quân tại Đà Nẵng. Sau nhiều tháng thu thập tài liệu, Norman đã có trong tay một tập báo cáo về cách “điều trị MiG”. Việc làm bây giờ là cần thêm chuyến bay thực tế để hoàn tất mọi thứ. Ảnh: F-4 của Không quân Mỹ bị bắn rơi trên bầu trởi Miền Bắc – Nguồn: LSQSVN.

Ngày 12/5/1967, Đại tá Norman cùng với hoa tiêu là Trung úy James M. Jefferson lái chiếc tiêm kích F-4C, chỉ huy tốp chiến đấu có vừa có F-4, F-105 bay từ Lào theo hướng Ba Vì tiến vào trong nhiệm vụ "tiêu diệt toàn bộ MiG -17 của Việt Nam" do đích thân ông chủ Nhà Trắng giao phó. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-4C – Nguồn: Wikipedia

Ngày 12/5/1967, Đại tá Norman cùng với hoa tiêu là Trung úy James M. Jefferson lái chiếc tiêm kích F-4C, chỉ huy tốp chiến đấu có vừa có F-4, F-105 bay từ Lào theo hướng Ba Vì tiến vào trong nhiệm vụ "tiêu diệt toàn bộ MiG -17 của Việt Nam" do đích thân ông chủ Nhà Trắng giao phó. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-4C – Nguồn: Wikipedia

Về phía ta, nhận được lệnh báo động chiến đấu, đúng 15h23, biên đội gồm 4 chiếc MiG-17 do các phi công Cao Thanh Tịnh, Lê Hải, Hoàng Văn Kỷ, Ngô Đức Mai, điều khiển, xuất kích từ sân bay Hòa Lạc. Vừa bay lên, số 3 Ngô Đức Mai phát hiện 4 chiếc F-4 đang bay ở độ cao 1.000-1.500m, cùng lúc ấy số 1 - biên đội trưởng Cao Thanh Tịnh phát hiện thêm 4 chiếc F-105 từ phía sông Đà bay vào giữa Ba Vì và Tản Viên. Ảnh: Phi đội MiG-17 của KQND Việt Nam – Nguồn: LSQSVN.

Về phía ta, nhận được lệnh báo động chiến đấu, đúng 15h23, biên đội gồm 4 chiếc MiG-17 do các phi công Cao Thanh Tịnh, Lê Hải, Hoàng Văn Kỷ, Ngô Đức Mai, điều khiển, xuất kích từ sân bay Hòa Lạc. Vừa bay lên, số 3 Ngô Đức Mai phát hiện 4 chiếc F-4 đang bay ở độ cao 1.000-1.500m, cùng lúc ấy số 1 - biên đội trưởng Cao Thanh Tịnh phát hiện thêm 4 chiếc F-105 từ phía sông Đà bay vào giữa Ba Vì và Tản Viên. Ảnh: Phi đội MiG-17 của KQND Việt Nam – Nguồn: LSQSVN.

Ngay lập tức, số 1 kéo lên bám 4 chiếc F-105, bắn liền hai loạt đạn vào F-105 ở cự ly 600m, độ cao 2.500m. Sau loạt đạn, anh thấy thân máy bay địch bốc khói, chúng vội vã vứt bom để thoát thân. Số 1 vòng qua núi Viên Nam thì gặp số 3 Ngô Đức Mai và số 4 Hoàng Văn Kỷ đang quần nhau với tốp F-4 của Mỹ phía đầu đông sân bay Hòa Lạc.

Ngay lập tức, số 1 kéo lên bám 4 chiếc F-105, bắn liền hai loạt đạn vào F-105 ở cự ly 600m, độ cao 2.500m. Sau loạt đạn, anh thấy thân máy bay địch bốc khói, chúng vội vã vứt bom để thoát thân. Số 1 vòng qua núi Viên Nam thì gặp số 3 Ngô Đức Mai và số 4 Hoàng Văn Kỷ đang quần nhau với tốp F-4 của Mỹ phía đầu đông sân bay Hòa Lạc.

Số 1 bám luôn một chiếc F-4 bắn hai loạt đạn ở cự ly 800m, độ cao 1.500m. Anh vừa bắn xong quay sang đã thấy hai chiếc F-4 bám theo mình phóng tên lửa. Số 3 Ngô Đức Mai, khi phát hiện có F-4 bám theo số 1, nhanh chóng lao vào rồi xả luôn hai loạt đạn ở cự ly gần 300m. Không kịp tránh loạt đạn nhanh như chớp này, máy bay địch bốc cháy và rơi ngay tại chỗ.

Số 1 bám luôn một chiếc F-4 bắn hai loạt đạn ở cự ly 800m, độ cao 1.500m. Anh vừa bắn xong quay sang đã thấy hai chiếc F-4 bám theo mình phóng tên lửa. Số 3 Ngô Đức Mai, khi phát hiện có F-4 bám theo số 1, nhanh chóng lao vào rồi xả luôn hai loạt đạn ở cự ly gần 300m. Không kịp tránh loạt đạn nhanh như chớp này, máy bay địch bốc cháy và rơi ngay tại chỗ.

Chiếc máy bay bị bắn rơi đó chính chiếc mang số hiệu BN-63-7614 do Norman điều khiển. Khi bị bắn, Norman kịp thoát ra ngoài bằng dù, may mắn hơn hoa tiêu Jefferson bị kẹt trong máy bay. Norman đã hạ cánh an toàn xuống mặt đất được quân dân ta "đón" ngay về “khách sạn Hanoi - Hinton” (nhà tù Hỏa Lò). Ảnh: Phi công Norman bị bắt – Nguồn: Wikipedia

Chiếc máy bay bị bắn rơi đó chính chiếc mang số hiệu BN-63-7614 do Norman điều khiển. Khi bị bắn, Norman kịp thoát ra ngoài bằng dù, may mắn hơn hoa tiêu Jefferson bị kẹt trong máy bay. Norman đã hạ cánh an toàn xuống mặt đất được quân dân ta "đón" ngay về “khách sạn Hanoi - Hinton” (nhà tù Hỏa Lò). Ảnh: Phi công Norman bị bắt – Nguồn: Wikipedia

Sau này, không tin nổi mình bị bắn hạ, Norman đòi gặp bằng được phi công Ngô Đức Mai. Chính trong buổi gặp gỡ, lần đầu tiên ông Hiệu trưởng trường Sĩ quan tham mưu không quân cao cấp Mỹ, được phi công trẻ 27 tuổi đời, 300 giờ bay giảng giải về lối đánh bất ngờ ở cự ly gần, quen gọi là “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Ảnh: Phi công Ngô Đức Mai – Nguồn: Wikipedia

Sau này, không tin nổi mình bị bắn hạ, Norman đòi gặp bằng được phi công Ngô Đức Mai. Chính trong buổi gặp gỡ, lần đầu tiên ông Hiệu trưởng trường Sĩ quan tham mưu không quân cao cấp Mỹ, được phi công trẻ 27 tuổi đời, 300 giờ bay giảng giải về lối đánh bất ngờ ở cự ly gần, quen gọi là “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Ảnh: Phi công Ngô Đức Mai – Nguồn: Wikipedia

Đáng lý ra, đây sẽ là những lời giảng hay trong giáo trình tiếp theo của Hiệu trưởng Norman, đáng tiếc, chương trình “điều trị MiG” đã chấm dứt khi ông ta phải "thụ án" tại tại nhà tù Hỏa Lò cho đến tháng 3/1973, khi Việt Nam và Mỹ tiến hành trao đổi tù binh chiến tranh sau hiệp định Paris. Ảnh: Phi công Norman và vợ Hazel tháng 4/1973 – Nguồn: Wikipedia

Đáng lý ra, đây sẽ là những lời giảng hay trong giáo trình tiếp theo của Hiệu trưởng Norman, đáng tiếc, chương trình “điều trị MiG” đã chấm dứt khi ông ta phải "thụ án" tại tại nhà tù Hỏa Lò cho đến tháng 3/1973, khi Việt Nam và Mỹ tiến hành trao đổi tù binh chiến tranh sau hiệp định Paris. Ảnh: Phi công Norman và vợ Hazel tháng 4/1973 – Nguồn: Wikipedia

Kỳ tích của Không quân Việt Nam khi dùng MiG-17 tấn công tàu chiến Mỹ.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/chuyen-gia-diet-mig-va-bai-thuc-hanh-do-te-cua-ong-hieu-truong-1481752.html