Chuyển đổi xanh ngành Xây dựng, Saint-Gobain sẵn sàng các giải pháp vật liệu giảm phát thải CO2 đến 75%

u tư vào công trình xanh đòi hỏi chi phí đầu tư tăng từ 1-5%, song là xu thế 'không thể đảo ngược' và mang lại lợi ích hấp dẫn hơn, theo chuyên gia.

Đầu tư công trình xanh bắt kịp “deadline”

Bộ Xây dựng cho biết, cả nước mỗi năm có đến 60.000 công trình xây mới, nhưng 15 năm qua chỉ có hơn 300 công trình được chứng nhận xanh. Con số này rất khiêm tốn, trong khi Việt Nam đã cam kết Net Zero đến 2050 tại COP26 và chỉ còn 27 năm để cán đích.

Tại Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2023 do Bộ Xây dựng chủ trì vừa qua, các nhà hoạch định cùng đồng tình rằng cần những hành động quyết liệt từ phía chính phủ và doanh nghiệp để thúc đẩy chuyển đổi xanh cho ngành.

Về phía Saint-Gobain Việt Nam tại sự kiện này cũng có nhiều chia sẻ quan trọng về định hướng phát triển kinh doanh dựa trên tiêu chí bền vững và tái cam kết đồng hành cùng ngành xây dựng chuyển đổi xanh đạt mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ở góc độ là doanh nghiệp cung cấp các giải pháp vật liệu, đi đầu trong nỗ lực đóng góp vào mục tiêu chung chuyển đổi xanh của ngành xây dựng, Saint-Gobain khẳng định đã sẵn sàng các giải pháp vật liệu để góp phần kiến tạo nhiều hơn công trình xanh tại Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Trường Hải - Tổng Giám đốc Saint-Gobain Việt Nam tham gia thảo luận về chủ đề Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng tại Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2023.

Ông Nguyễn Trường Hải - Tổng Giám đốc Saint-Gobain Việt Nam tham gia thảo luận về chủ đề Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng tại Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2023.

Theo KTS. Vũ Linh Quang, Giám đốc điều hành Ardor Green - Đơn vị tư vấn công trình Xanh chia sẻ: "Thông thường, chi phí đầu tư cho công trình xanh, tùy theo chứng chỉ và cấp độ, có thể tăng tổng mức đầu tư từ 1-5%. Tuy nhiên, các chi phí này hoàn toàn có thể hoàn vốn trong 5-8 năm, và quan trọng hơn cả là việc đảm bảo lợi nhuận, thích ứng với những rào cản kỹ thuật, và cải thiện sức khỏe của con người."

Cụ thể hơn các giá trị công trình xanh mang lại chính là tiết kiệm từ 24-50% năng lượng sử dụng, giảm 33-39% lượng khí thải carbon, tiết kiệm 40% lượng nước sử dụng, 70% chi phí xử lý chất thải… bên cạnh giá trị kinh tế, công trình xanh giúp doanh nghiệp tạo được giá trị cạnh tranh mới khi xu hướng xã hội đang ưu tiên sử dụng sản phẩm xanh thân thiện môi trường và sức khỏe con người.

Saint-Gobain sẵn sàng các giải pháp vật liệu giảm phát thải CO2, tiết kiệm năng lượng

Lĩnh vực công trình xây dựng hiện chiếm đến 40% tổng tiêu thụ năng lượng, 36% tổng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Các khó khăn trong việc giảm mức tiêu thụ năng lượng và giảm lượng phát thải carbon là hai trong nhiều lý do khiến Việt Nam hiện chỉ có hơn 300 công trình xanh.

Tại Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2023, ông Nguyễn Trường Hải - Tổng Giám đốc Saint-Gobain Việt Nam tái khẳng định: “Saint-Gobain đã sẵn sàng cung ứng các giải pháp vật liệu nhẹ hiệu suất cao về công năng, đồng thời giúp giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải carbon đến 75% để cung cấp cho các công trình xanh”.

Ông Nguyễn Trường Hải - Tổng Giám đốc Saint-Gobain Việt Nam giới thiệu về các giải pháp vật liệu nhẹ và xanh giúp giảm CO2.

Ông Nguyễn Trường Hải - Tổng Giám đốc Saint-Gobain Việt Nam giới thiệu về các giải pháp vật liệu nhẹ và xanh giúp giảm CO2.

Liên quan đến giải pháp hiệu quả năng lượng, Saint-Gobain hiện sở hữu giải pháp kính Low-E giảm 60% năng lượng vận hành hệ thống điều hòa không khí; giải pháp cách nhiệt bền vững bên trong công trình giúp giảm tới 40% phát thải gián tiếp do sưởi ấm và làm mát; hệ giải pháp cách nhiệt bên ngoài cho tòa nhà. Hệ giải pháp nhẹ cho khu vực tường trong giảm 79% sự nóng lên của trái đất, giảm 67% năng lượng sử dụng, giảm 81% nước sạch.

Bên cạnh đó, Saint-Gobain cũng phát triển các giải pháp vật liệu giúp giảm phát thải CO2 như: Vữa tô nội thất gốc thạch cao giúp giảm 75% khí thải CO2 so với vữa tô gốc xi măng; kính được sản xuất dựa trên nguyên liệu từ hydro giúp giảm 70% lượng khí CO2 trực tiếp thải ra môi trường; bông thủy tinh với hàm lượng tái chế trung bình lên tới 59%.

Đặc biệt, Saint-Gobain chú trọng đầu tư từ sớm vào hệ sinh thái sản xuất và vận hành xanh. Toàn bộ 7 nhà máy của Saint-Gobain Việt Nam đều vận hành theo chuẩn WCM (World Class Manufactoring) để quản lý chất lượng sản phẩm đồng nhất, tối ưu hóa sản xuất và tiết kiệm năng lượng. Trong đó, một số nhà máy đã đạt trên 40% tỉ lệ sử dụng điện mặt trời cho hoạt động sản xuất.

Xanh hóa hệ sinh thái sản xuất và vận hành cũng nằm trong chiến lược hướng tới mục tiêu net-zero vào năm 2050 đã đề ra của Saint-Gobain trên toàn cầu và tại Việt Nam. Giai đoạn đến 2030, doanh nghiệp đặt ra 4 cam kết quan trọng: Giảm 50% lượng nước thải công nghiệp, không xả nước tại khu vực có nguy cơ ngập nước cao; Giảm 33% phát thải CO2 trực tiếp tại công trình và gián tiếp trong sản xuất, giảm 16% phát thải CO2 trên toàn chuỗi giá trị sản phẩm; Giảm 80% rác thải không tái chế trong quá trình sản xuất, và tái chế 100% bao bì trong đó 30% lượng ba bì có thể tái chế được hoặc tự phân hủy; 100% nhóm và hệ sản phẩm được đánh giá LCA (Life-cycle assessment) - hiện tập đoàn đã sở hữu đến 1.500 sản phẩm đạt điều kiện này.

Hoàng Nam

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/chuyen-doi-xanh-nganh-xay-dung-saint-gobain-san-sang-cac-giai-phap-vat-lieu-giam-phat-thai-co2-den-75-362228.html