Chương trình 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội người dân Bá Thước

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã góp phần cải thiện đời sống dân sinh vùng DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Bá Thước (Thanh Hóa).

Để nhìn rõ hơn về kết quả này, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với ông Ngọ Đình Hải, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa).

 Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, huyện Bá Thước kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, huyện Bá Thước kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình

+ Sau gần 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được đi vào thực thi tại địa phương và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Những kết quả tích cực ấy là gì, thưa ông?:

- Ông Ngọ Đình Hải: Chương trình triển khai thực hiện ở 10 Dự án bao trùm tất cả các lĩnh vực trong phát triển kinh tế - xã hội an ninh chính trị toàn huyện, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi rất phấn khởi tiếp nhận Chương trình, đoàn kết chung tay huy động các nguồn lực xây dựng quê hương.

Trong 3 năm huyện Bá Thước được đầu tư 78 hạng mục công trình, tổng mức đầu tư 77.810 triệu đồng, đến nay Dự án hạ tầng ở các xã, các thôn đặc biệt khó khăn nhiều Dự án đã được đưa vào sử dụng trên địa bàn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, cải thiện đời sống dân sinh vung DTTS và miền núi nói chung, vùng xã, thôn ĐBKK nói riêng.

 Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tham quan công trình tại huyện Bá Thước

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tham quan công trình tại huyện Bá Thước

+ Ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình tại địa phương những năm qua?

- Ông Ngọ Đình Hải: Để thực hiện tốt Chương trình trước hết cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình huyện Bá Thước đã chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức thực hiện đồng bộ các nội dung tuyên truyền bằng nhiều kênh từ huyện đến thôn, bản. Từ đó làm cho người dân hiểu biết rõ về mục đích, ý nghĩa các nội dung, chính sách của từng Dự án, nhờ đó người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi chung tay huy động nguồn lực địa phương tự nguyện hiến đất, huy động công sức chung tay thực hiện.

Ngoài ra, chúng tôi luôn công khai minh bạch, huy động sự vào cuộc của cộng đồng dân cư, phát huy tốt công tác giám sát cộng đồng.

Đặc biệt, kiện toàn, phân công trách nhiệm bộ máy lãnh chỉ đạo toàn huyện bám sát địa bàn chỉ đạo thực hiện. Tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện. Phân công phân cấp trách nhiệm thực hiện đồng thời nêu cao vai trò của cộng đồng thôn bản.

+ Để giúp đồng bào dân tộc thiểu số miền núi xóa đói giảm nghèo, từ thực tiễn tại địa phương, đâu là điểm mấu chốt cần tập trung, đó phải chăng là những giải pháp thiết thực như hỗ trợ trực tiếp về nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất, thưa ông?

+ Để giúp đồng bào dân tộc thiểu số miền núi xóa đói giảm nghèo, từ thực tiễn tại địa phương, đâu là điểm mấu chốt cần tập trung, đó phải chăng là những giải pháp thiết thực như hỗ trợ trực tiếp về nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất, thưa ông?

- Ông Ngọ Đình Hải: Những giải pháp thiết thực hỗ trợ trực tiếp về nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất, giúp đồng bào dân tộc thiểu số miền núi xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng các xã, thôn đặc biệt khó khăn là giải pháp căn cơ thì mới giải quyết được vấn đề phát triển kinh tế xã hội vùng xã thôn ĐBKK.

+ Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Theo ông cần gỡ những vướng mắc này như thế nào? Khung cơ chế chính sách cần thiết phải chăng cần thêm những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế triển khai tại mỗi địa phương hay không?

+ Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Theo ông cần gỡ những vướng mắc này như thế nào? Khung cơ chế chính sách cần thiết phải chăng cần thêm những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế triển khai tại mỗi địa phương hay không?

- Ông Ngọ Đình Hải: Chương trình MTQG Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 là Chương trình lớn lần đầu tiên được triển khai trên toàn quốc nên trong quá trình áp dụng vào thực tế, không tránh được những khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của các cơ quan Trung ương, tỉnh, huyện đến nay cơ bản các vướng mắc trong thực hiện đã được giải quyết. Cơ chế thực hiện cũng rất rõ ràng. Việc đối ứng vốn đối với vùng đặc biệt khó khăn được ưu tiên nên không tạo sức ép cho địa phương.

Tuy nhiên định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho thực hiện một số Dự án còn thấp, người nghèo dân tộc vùng DTTS và MN rất khó thực hiện như: Hỗ trợ đất sản xuất; hỗ trợ chuyển đổi nghề; hỗ trợ hạ tầng cơ sở cho định mức cho 1 thôn, xã ĐBKK.

Ngoài ra, tư tưởng còn ỷ lại, chưa muốn thoát nghèo ở một số ít người dân, cán bộ chính quyền địa phương là vẫn còn nhưng đây không phải vấn đề lớn.

Để giải quyết triệt để vấn đề này, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người nhận thức đầy đủ ý nghĩa mục tiêu của chương trình, từ đó tự nguyện tự giác huy động cộng đồng tham gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

+Trong câu chuyện thay đổi nhận thức của người dân, bên cạnh trách nhiệm của chính quyền, vai trò của truyền thông báo chí cũng rất quan trọng. Ông đánh giá thế nào về công tác truyền thông chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương thời gian qua cũng như có những góp ý gì để công tác truyền thông báo chí ngày càng hiệu quả hơn?

+Trong câu chuyện thay đổi nhận thức của người dân, bên cạnh trách nhiệm của chính quyền, vai trò của truyền thông báo chí cũng rất quan trọng. Ông đánh giá thế nào về công tác truyền thông chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương thời gian qua cũng như có những góp ý gì để công tác truyền thông báo chí ngày càng hiệu quả hơn?

- Ông Ngọ Đình Hải: Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình được quan tâm, triển khai toàn diện, bằng nhiều hình thức từ cấp huyện đến cơ sở với nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Triển khai các hoạt động truyền thông về phát triển kinh tế-xã hội dưới nhiều hình thức: Qua hệ thống loa truyền thanh của huyện, xã; qua tổ chức tuyên truyền tại hội nghị và các bài viết trên các cổng thông tin điện tử của huyện, báo giấy, báo mạng,…

Từ năm 2021 đến nay, toàn huyện đã treo 100 băng rôn, khẩu hiệu, 06 pano; 1.500 tờ rơi các loại về các nội dung của chương trình. Trung tâm Văn hóa, TT, TT & DL đã thực hiện hơn 300 tin bài về sản xuất, kinh tế, văn hóa, xã hội về dân tộc trên địa bàn.

Đồng thời, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội để tuyên truyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nếp nghĩ, cách làm nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương; đẩy mạnh công tác giảm nghèo, bền vững; đổi mới tư duy và khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ gìn bản sắc dân tộc của từng vùng trên địa bà.

+ Xin trân trọng cảm ơn!

Minh Anh (Thực hiện)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/chuong-trinh-1719-gop-phan-thuc-day-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nguoi-dan-ba-thuoc-post277329.html