Chứng khoán tuần 25/3- 29/3: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Xét dưới góc nhìn ngắn hạn, một số chuyên gia phân tích cho rằng, thị trường tuần này vẫn vận động tích cực và VN-Index đang trong nhịp tăng ngắn hạn. Tuy nhiên, dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến bất thường khi tiến gần tới ngưỡng kháng cự mạnh quanh 1.300 điểm.

Chứng khoán, ngân hàng, bất động sản được gọi tên

Báo cáo nhận định thị trường của CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS) không đánh giá cao khả năng VN-Index vượt 1.300 điểm để hình thành uptrend mạnh mẽ mà thiên về khả năng khu vực 1.300 sẽ có rung lắc và rất có thể thị trường sẽ điều chỉnh giảm khi đà tăng ngắn hạn suy yếu và giảm hưng phấn. Nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng ở giai đoạn hiện tại bởi VN-Index đang vận động ở vùng điểm số cao phía trên kênh tích lũy trung hạn nên rủi ro ngắn hạn đang tăng lên.

Theo VCBS, một số nhóm ngành đáng chú ý trong thời gian tới bao gồm chứng khoán, ngân hàng, bất động sản

Về góc nhìn trung hạn VN-Index đang có đà tăng mạnh nhưng đang vận động trên nền tích lũy chưa đủ dài và tin cậy nên khả năng thị trường hụt hơi sau nhịp tăng ngắn hạn là hoàn toàn có thể xảy ra. Tthị trường sẽ tiếp tục kéo dài thêm quá trình tích lũy quanh kháng cự mạnh 1.300 điểm trước khi có thể vượt cản này để hình thành uptrend.

Còn các chuyên gia CTCK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục.

Trước đó, VN-Index ghi nhận tuần giao dịch 18 - 22/03 biến động mạnh khi tiếp cận lại khu vực đỉnh cũ 1.270-1.280 điểm. Nhà đầu tư nên tận dụng những phiên rung lắc điều chỉnh trong tuần từ 25/3- 29/3 để cơ cấu lại danh mục theo hướng ưu tiên chốt lời ngắn hạn các cổ phiếu đã đạt lợi nhuận mục tiêu hoặc đã chạm nhưng chưa thể bứt phá khỏi vùng kháng cự, đồng thời chuyển sang giải ngân mới với các cổ phiếu chưa bật mạnh so với nền giá gần nhất. Một số nhóm ngành đáng chú ý trong thời gian tới bao gồm chứng khoán, ngân hàng, bất động sản.

Khuyến nghị các mã cổ phiếu có thể xuống tiền

CTCK MB (MBS) kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận ròng của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) tăng 14% và 11% so với năm trước, đạt 31.723 tỷ đồng và 1.189 tỷ đồng năm 2024. Tuy ghi nhận tăng trưởng, đây vẫn là mức nền thấp.

Nguyên nhân do Nhơn Trạch 1 và 2 dự kiến ghi nhận sản lượng huy động thấp do khó khăn về nguồn khí và giá bán điện cao; Biên lợi nhuậngộp các nhà máy chưa thể cải thiện khi giá trần thị trường điện điều chỉnh giảm 15%, ảnh hưởng đến chào giá của nhóm nhiệt điện khi giá đầu vào neo cao.

Tuy nhiên, MBS nhận thấy vẫn có điểm sáng hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận ròng 2024 đến từ kế hoạch huy động sản lượng Cà Mau 1 và 2 cao với nguồn khí ổn định, và Vũng Áng 1 được huy động tối ưu sau khi hoàn thành khắc phục sự cố từ tháng 8/2023.

Trong 2025, dự kiến doanh thu và lợi nhuận ròng sẽ tăng 47% và 64%. MBS kỳ vọng sản lượng nhóm điện khí phục hồi từ nền thấp, cùng với sản lượng đóng góp từ Nhơn Trạch 3 và 4 khi đi vào hoạt động từ quý I/2025 và quý IV/2025.

Ngoài ra, MBS cho rằng nhu cầu điện tăng trưởng mạnh trở lại cũng như tài chính của EVN cải thiện sẽ là bản lề cho triển vọng huy động điện khí. Dự phóng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2024/2025 của chúng tôi thấp hơn 28%/21% so với báo cáo trước đây, phản ánh những khó khăn đến từ huy động sản lượng nhóm điện khí trong 2024 cũng như những rủi ro chậm tiến độ Nhơn Trạch 3 và 4.

Chúng tôi giảm giá mục tiêu 13,300 đồng/cp (giảm 9% sv báo cáo trước) và duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu POW.

CTCK KB Việt Nam (KBSV) kỳ vọng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB) có đủ cơ sở để đạt được mức tăng trưởng tín dụng 25% dựa trên:nền tảng CAR mạnh mẽ sau khi tăng vốn; Mặt bằng lãi suất cho vay thấp sẽ thúc đẩy nhu cầu tín dụng từ cả khối khách hàng bán lẻ và khối khách hàng doanh nghiệp và Sự hồi phục của nền kinh tế.

NIM kì vọng hồi phục trong năm 2024 nhờ: Chi phí vốn giảm do lãi suất huy động thấp cùng khoản lãi suất huy động cao đáo hạn; CASA được cải thiện. Tuy nhiên NIM sẽ không tăng mạnh do Áp lực giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy nhu cầu tín dụng; Rủi ro từ chất lượng tài sản.

Mặc dù chất lượng tài sản đã có sự cải thiện nhưng áp lực trích lập dự phòng vẫn ở mức cao trong năm 2024 do: Bộ đệm dự phòng ở mức thấp; Tăng nhanh quy mô tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế còn yếu; Tỷ trọng cho vay bất động sản ở mức cao.

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB. Giá mục tiêu cho năm 2024 là 24.900 đồng/CP, cao hơn 32,4% so với giá tại ngày 22/03/2024.

CTCK Bảo Việt (BVSC)dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) niên độ 2023-2024 lần lượt 35.920 tỷ đồng (tăng trưởng 13%) và 885 tỷ đồng, gấp 28 lần so với 2023.

Ở mức giá hiện tại, ước tính mức P/B và EV/EBITDA của HSG trong 2024 lần lượt 1,05x và 6,3x, thấp hơn mức P/B ngành trung bình 5 năm là 1,2x và EV/EBITDA ngành trung bình 5 năm là 7,0x. BVSC đưa ra khuyến nghị OUTPERFORM cho HSG với giá mục tiêu là 27.500 đồng/cổ phiếu – với tiềm năng tăng trưởng +21%

Bảo An

Nguồn Thị Trường Tài Chính: https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/chung-khoan/chung-khoan-tuan-253-293-can-trong-truoc-ap-luc-chot-loi-121539.html