Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp

Thực tiễn cách mạng giai đoạn 1946-1954 đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhân tố quyết định thắng lợi trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chuyến thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp kéo dài hơn 4 tháng (31/5-20/10/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, giữa lúc đất nước đang đứng trước bao thử thách hiểm nguy là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945-1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với kiều bào Việt Nam tại Marseille, ngày 17/9/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chuyến thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp kéo dài hơn 4 tháng (31/5-20/10/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, giữa lúc đất nước đang đứng trước bao thử thách hiểm nguy là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945-1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với kiều bào Việt Nam tại Marseille, ngày 17/9/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ sau chiến thắng Điện Biên Phủ tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (23/7/1954). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ sau chiến thắng Điện Biên Phủ tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (23/7/1954). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chiều 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến-Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chiều 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến-Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ tại Việt Bắc (1953). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ tại Việt Bắc (1953). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, cuối năm 1953. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, cuối năm 1953. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo tại kỳ họp thứ III, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thông qua Luật Cải cách ruộng đất (12/1953). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo tại kỳ họp thứ III, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thông qua Luật Cải cách ruộng đất (12/1953). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

TChủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng làm việc của Người tại căn cứ địa Việt Bắc (1951). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

TChủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng làm việc của Người tại căn cứ địa Việt Bắc (1951). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Bác Hồ thăm đơn vị thanh niên xung phong năm 1951. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Bác Hồ thăm đơn vị thanh niên xung phong năm 1951. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xưởng công binh tại căn cứ địa Việt Bắc (2/1951). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xưởng công binh tại căn cứ địa Việt Bắc (2/1951). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác ở Việt Bắc (1951). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác ở Việt Bắc (1951). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt), từ ngày 3 đến 7/3/1951 tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình) huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt), từ ngày 3 đến 7/3/1951 tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình) huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong hang đá ở Việt Bắc (1951). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong hang đá ở Việt Bắc (1951). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nông dân tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch lúa mùa năm 1950. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nông dân tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch lúa mùa năm 1950. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới (1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới (1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu phương án tác chiến chiến dịch Biên giới, năm 1950. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu phương án tác chiến chiến dịch Biên giới, năm 1950. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe Bộ chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông 1947 báo cáo kế hoạch tác chiến, bố trí lực lượng chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe Bộ chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông 1947 báo cáo kế hoạch tác chiến, bố trí lực lượng chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị “quyết tử” của Hà Nội đầu năm 1947. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị “quyết tử” của Hà Nội đầu năm 1947. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ kiều bào trong chuyến thăm Pháp, năm 1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ kiều bào trong chuyến thăm Pháp, năm 1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Ngày Thanh niên cứu quốc của Đoàn Thanh niên cứu quốc Thủ đô (1946). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Ngày Thanh niên cứu quốc của Đoàn Thanh niên cứu quốc Thủ đô (1946). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ hai (28/10-9/11/1946) bầu ra. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ hai (28/10-9/11/1946) bầu ra. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Đoàn đại biểu Việt Nam tại hội nghị Fontainebleau - Pháp năm 1946 để đàm phán với Pháp (6/7 - 10/9/1946) sau khi ký kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Đoàn đại biểu Việt Nam tại hội nghị Fontainebleau - Pháp năm 1946 để đàm phán với Pháp (6/7 - 10/9/1946) sau khi ký kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và trao tặng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn lá cờ thêu sáu chữ vàng “Trung với nước, hiếu với dân” tại Sơn Tây, ngày 26/5/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và trao tặng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn lá cờ thêu sáu chữ vàng “Trung với nước, hiếu với dân” tại Sơn Tây, ngày 26/5/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; đồng thời thực hành sách lược khôn khéo, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo. Trong ảnh: Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny - đại diện 2 Chính phủ ký Hiệp định Sơ bộ, tạm hòa hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN)h

Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; đồng thời thực hành sách lược khôn khéo, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo. Trong ảnh: Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny - đại diện 2 Chính phủ ký Hiệp định Sơ bộ, tạm hòa hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN)h

Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946 (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946 (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

 Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên, đặt ra những vấn đề cấp bách, trong đó quyết tâm chiến đấu với giặc đói, giặc dốt, nhanh chóng tiến hành cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để từ đó soạn thảo một bản Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên, đặt ra những vấn đề cấp bách, trong đó quyết tâm chiến đấu với giặc đói, giặc dốt, nhanh chóng tiến hành cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để từ đó soạn thảo một bản Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 5/11/1945, Ngày Kháng chiến được tổ chức trên toàn quốc nhằm biểu thị sự ủng hộ của toàn dân đối với cuộc chiến đấu oanh liệt của đồng bào Nam Bộ. Tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và đọc diễn văn tại Nhà hát lớn, Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ngày 5/11/1945, Ngày Kháng chiến được tổ chức trên toàn quốc nhằm biểu thị sự ủng hộ của toàn dân đối với cuộc chiến đấu oanh liệt của đồng bào Nam Bộ. Tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và đọc diễn văn tại Nhà hát lớn, Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, tổ chức ở Chiến khu Việt Bắc (2/1951). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, tổ chức ở Chiến khu Việt Bắc (2/1951). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới (16/9/1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới (16/9/1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/photo-chu-tich-ho-chi-minh-lanh-dao-khang-chien-chong-thuc-dan-phap/638836.vnp