Chiêm ngưỡng ghế xương voi trắng 700 năm tuổi

Khoảng 30.000 hiện vật về Tây Nguyên được trưng bày tại không gian 'Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai', trong đó có hiện vật xương voi trắng 700 năm tuổi.

Ngày 5-12, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP Pleiku, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty TNHH Việt Mốt, nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm tổ chức khai mạc không gian trưng bày “Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai”.

 Nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm giới thiệu, thuyết trình những hiện vật gắn với đời sống người Tây Nguyên đến người dân và du khách. Ảnh: NT.

Nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm giới thiệu, thuyết trình những hiện vật gắn với đời sống người Tây Nguyên đến người dân và du khách. Ảnh: NT.

Trong không gian trưng bày, hàng ngàn cổ vật gắn liền với đời sống các dân tộc ở Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân và du khách như: công cụ dệt, các loại nỏ săn bắn, các nhạc cụ dân tộc, công cụ phục vụ sản xuất và đời sống, thổ cẩm đặc trưng của các tộc người, vườn tượng gỗ, sưu tập ghè, chóe cổ… có khoảng 30.000 hiện vật.

Đặc biệt, tại không gian trưng bày, triển lãm lần này sẽ giới thiệu đến công chúng “bảo vật” ghế xương voi trắng có niên đại 700 năm cùng bộ sưu tập dụng cụ săn bắt voi rừng Tây Nguyên có niên đại trên 100 năm của dân tộc M’Nông - Lào.

 Ghế xương voi trắng có niên đại 700 năm cùng bộ sưu tập dụng cụ săn bắt voi rừng Tây Nguyên có niên đại trên 100 năm của dân tộc M’Nông - Lào.

Ghế xương voi trắng có niên đại 700 năm cùng bộ sưu tập dụng cụ săn bắt voi rừng Tây Nguyên có niên đại trên 100 năm của dân tộc M’Nông - Lào.

Không gian trưng bày “Thiên đường Tây Nguyên-Gia Lai” sẽ diễn ra trong một năm, kết thúc cuối năm 2024, nhằm giới thiệu, quảng bá nét đặc sắc các cổ vật của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Qua đó, động viên bà con giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch, mong muốn không gian trưng bày như một bảo tàng mở phục vụ hoàn toàn miễn phí, để người dân và du khách có cơ hội tìm hiểu các hiện vật gắn với đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách và nhân dân khi đến với không gian Tây Nguyên ngay giữa lòng phố núi Pleiku.

 Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tặng quà cho các đơn vị tham gia, có nhiều đóng góp cho chương trình.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tặng quà cho các đơn vị tham gia, có nhiều đóng góp cho chương trình.

 Những dụng cụ làm nông nghiệp của nhiều dân tộc thiểu số Tây Nguyên sử dụng.

Những dụng cụ làm nông nghiệp của nhiều dân tộc thiểu số Tây Nguyên sử dụng.

 Máy dệt lụa đạp chân rất hiếm còn lưu giữ.

Máy dệt lụa đạp chân rất hiếm còn lưu giữ.

 Không gian trưng bày là cơ hội để người dân, du khách tìm hiểu và trải nghiệm về văn hóa và đời sống người Tây Nguyên.

Không gian trưng bày là cơ hội để người dân, du khách tìm hiểu và trải nghiệm về văn hóa và đời sống người Tây Nguyên.

Nguồn PLO: https://plo.vn/chiem-nguong-ghe-xuong-voi-trang-700-nam-tuoi-post765127.html