Chiêm ngưỡng cây cầu nhiều lần gãy nhịp nhất Việt Nam

Kể từ khi hoàn thành vào năm 1899, cầu Trường Tiền - biểu tượng của cố đô Huế, bắc qua dòng sông Hương hiền hòa thơ mộng đã ba lần gãy nhịp, đổ sập.

 Cầu Trường Tiền hay còn gọi là cầu Tràng Tiền, cầu Thành Thái, là cây cầu đầu tiên được bắc qua sông Hương (TP. Huế), nối liền con đường thiên lý Bắc - Nam cách trở đò giang suốt mấy thế kỷ, chấm dứt sự chia cắt ngay giữa kinh đô Huế.

Cầu Trường Tiền hay còn gọi là cầu Tràng Tiền, cầu Thành Thái, là cây cầu đầu tiên được bắc qua sông Hương (TP. Huế), nối liền con đường thiên lý Bắc - Nam cách trở đò giang suốt mấy thế kỷ, chấm dứt sự chia cắt ngay giữa kinh đô Huế.

Đây cũng là một trong những cây cầu sắt đầu tiên của Đông Dương được xây dựng bằng kỹ thuật mới vào cuối thế kỷ XIX - đầu XX.

Đây cũng là một trong những cây cầu sắt đầu tiên của Đông Dương được xây dựng bằng kỹ thuật mới vào cuối thế kỷ XIX - đầu XX.

“Trường Tiền”, chữ Hán có nghĩa là xưởng đúc tiền.

“Trường Tiền”, chữ Hán có nghĩa là xưởng đúc tiền.

Năm 1775 chúa Trịnh sau khi chiếm được thành Phú Xuân đã cho lập xưởng đúc tiền ở phía bờ bắc sông Hương. Bến đò cạnh đó được gọi là bến đò Trường Tiền.

Năm 1775 chúa Trịnh sau khi chiếm được thành Phú Xuân đã cho lập xưởng đúc tiền ở phía bờ bắc sông Hương. Bến đò cạnh đó được gọi là bến đò Trường Tiền.

Và cây cầu sắt xây dựng chỗ bến đò cũng được dân gian gọi là cầu Trường Tiền. Cái tên đó lưu truyền suốt hơn thế kỷ qua và mặc nhiên trở thành tên gọi chính thức của cây cầu độc đáo này.

Và cây cầu sắt xây dựng chỗ bến đò cũng được dân gian gọi là cầu Trường Tiền. Cái tên đó lưu truyền suốt hơn thế kỷ qua và mặc nhiên trở thành tên gọi chính thức của cây cầu độc đáo này.

Sau một lần trùng tu, sửa chữa, đơn vị thi công đã tự ý đổi tên Trường Tiền thành Tràng Tiền và gắn bảng tên cầu Tràng Tiền ở phía đầu cầu. Sau này, chính quyền sở tại đã đặt lại tên cầu là Trường Tiền. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hai cái tên cầu Trường Tiền và Tràng Tiền vẫn song hành với nhau.

Sau một lần trùng tu, sửa chữa, đơn vị thi công đã tự ý đổi tên Trường Tiền thành Tràng Tiền và gắn bảng tên cầu Tràng Tiền ở phía đầu cầu. Sau này, chính quyền sở tại đã đặt lại tên cầu là Trường Tiền. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hai cái tên cầu Trường Tiền và Tràng Tiền vẫn song hành với nhau.

Cầu được xây dựng bằng thép với tổng chiều dài hơn 400m, gồm 6 nhịp dầm thép có dạng hình chiếc lược ngà (bán nguyệt), khẩu độ mỗi nhịp là 67m.

Cầu được xây dựng bằng thép với tổng chiều dài hơn 400m, gồm 6 nhịp dầm thép có dạng hình chiếc lược ngà (bán nguyệt), khẩu độ mỗi nhịp là 67m.

Kể từ khi cầu Trường Tiền hoàn thành vào năm 1899, người dân xứ Huế đã ba lần chứng kiến cây cầu này đổ sập xuống dòng sông Hương. Đây có lẽ là cây cầu nhiều lần gãy nhịp và được dựng lại nhất ở Việt Nam.

Kể từ khi cầu Trường Tiền hoàn thành vào năm 1899, người dân xứ Huế đã ba lần chứng kiến cây cầu này đổ sập xuống dòng sông Hương. Đây có lẽ là cây cầu nhiều lần gãy nhịp và được dựng lại nhất ở Việt Nam.

Lần thứ nhất, sau khi cầu được đưa vào sử dụng được 5 năm, đến năm 1904, một trận bão lớn đã xô đổ cây cầu. Lần thứ hai là vào năm 1946, trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, cầu Trường Tiền bị đánh sập. Đến năm 1953 cầu được sửa chữa hoàn chỉnh. Hơn 10 năm sau, vào mùa xuân Mậu Thân 1968, cầu Trường Tiền một lần nữa bị giật sập trong chiến tranh.

Lần thứ nhất, sau khi cầu được đưa vào sử dụng được 5 năm, đến năm 1904, một trận bão lớn đã xô đổ cây cầu. Lần thứ hai là vào năm 1946, trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, cầu Trường Tiền bị đánh sập. Đến năm 1953 cầu được sửa chữa hoàn chỉnh. Hơn 10 năm sau, vào mùa xuân Mậu Thân 1968, cầu Trường Tiền một lần nữa bị giật sập trong chiến tranh.

Đến với cầu Trường Tiền, dạo bước dưới hàng cây xanh ven dòng sông Hương thơ mộng là một trải nghiệm thú vị với nhiều du khách.

Đến với cầu Trường Tiền, dạo bước dưới hàng cây xanh ven dòng sông Hương thơ mộng là một trải nghiệm thú vị với nhiều du khách.

Những chiếc thuyền rồng đặc trưng của xứ Huế tô điểm thêm cho vẻ đẹp yên bình và thơ mộng nơi đây.

Những chiếc thuyền rồng đặc trưng của xứ Huế tô điểm thêm cho vẻ đẹp yên bình và thơ mộng nơi đây.

Trải qua nhiều năm với bao thăng trầm của lịch sử, cầu Trường Tiền vẫn sừng sững ở đó như một phần không thể thiếu của vùng đất cố đô.

Trải qua nhiều năm với bao thăng trầm của lịch sử, cầu Trường Tiền vẫn sừng sững ở đó như một phần không thể thiếu của vùng đất cố đô.

Mời độc giả xem thêm video Cầu Vàng tại Đà Nẵng được chọn là kỳ quan mới của thế giới (Nguồn: THĐT)

Bình Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/chiem-nguong-cay-cau-nhieu-lan-gay-nhip-nhat-viet-nam-1866431.html