Chiêm ngưỡng 5 loài chim mỏ rộng cực đẹp của Việt Nam

Trong thế giới chim chóc, họ Mỏ rộng (Eurylaimidae) gồm những loài chim có gốc mỏ rộng đặc trưng và bộ lông giàu màu sắc. Việt Nam là nơi sinh sống của 5 trên 10 loài chim mỏ rộng được được ghi nhận trên thế giới.

 Mỏ rộng đỏ (Cymbirhynchus macrorhynchos) dài 21-24 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Nam Bộ, có thể quan sát ở VQG Cát Tiên, khu BTTN Vĩnh Cửu.

Mỏ rộng đỏ (Cymbirhynchus macrorhynchos) dài 21-24 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Nam Bộ, có thể quan sát ở VQG Cát Tiên, khu BTTN Vĩnh Cửu.

Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh và bán thường xanh, bìa rừng gần nơi có nước, rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập mặn, phân bố lên đến độ cao 300 mét.

Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh và bán thường xanh, bìa rừng gần nơi có nước, rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập mặn, phân bố lên đến độ cao 300 mét.

Mỏ rộng xanh (Psarisomus dalhousiae) dài 14-27 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ), có thể gặp ở VQG Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã, Chư Yang Sin.

Mỏ rộng xanh (Psarisomus dalhousiae) dài 14-27 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ), có thể gặp ở VQG Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã, Chư Yang Sin.

Loài chim này sống ở rừng lá rộng thường xanh, phân bố từ độ cao 500-2.000 mét, thường tập trung theo đàn nhỏ.

Loài chim này sống ở rừng lá rộng thường xanh, phân bố từ độ cao 500-2.000 mét, thường tập trung theo đàn nhỏ.

Mỏ rộng hung (Serilophus lunatus) dài 16-17 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước, dễ gặp tại VQG Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã...

Mỏ rộng hung (Serilophus lunatus) dài 16-17 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước, dễ gặp tại VQG Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã...

Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, thỉnh thoảng gặp ở rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa, phân bố từ độ cao 50 - 2.250m, thường ghi nhận theo đàn nhỏ, di chuyển từ tầng thấp đến tầng giữa tán.

Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, thỉnh thoảng gặp ở rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa, phân bố từ độ cao 50 - 2.250m, thường ghi nhận theo đàn nhỏ, di chuyển từ tầng thấp đến tầng giữa tán.

Mỏ rộng hồng (Eurylaimus javanicus) dài 21-24 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ, có thể gặp ở VQG Cát Tiên, khu BTTN Vĩnh Cửu.

Mỏ rộng hồng (Eurylaimus javanicus) dài 21-24 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ, có thể gặp ở VQG Cát Tiên, khu BTTN Vĩnh Cửu.

Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, các khu vực có nước trong rừng rụng lá, phân bố đến độ cao 1.100 mét, thường kiếm ăn trong tầng giữa tán.

Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, các khu vực có nước trong rừng rụng lá, phân bố đến độ cao 1.100 mét, thường kiếm ăn trong tầng giữa tán.

Mỏ rộng đen (Corydon sumatranus) dài 25-29 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Trung Bộ, tương đối phổ biến tại Nam Bộ, có thể gặp tại VQG Cát Tiên, khu BTTN Vĩnh Cửu.

Mỏ rộng đen (Corydon sumatranus) dài 25-29 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Trung Bộ, tương đối phổ biến tại Nam Bộ, có thể gặp tại VQG Cát Tiên, khu BTTN Vĩnh Cửu.

Loài chim này sống ở rừng lá rộng thường xanh và bán thường xanh, các khu vực có nước trong rừng rụng lá, phân bố lên đến độ cao 1.200 mét, thường kiếm ăn trong tầng giữa và tầng trên tán.

Loài chim này sống ở rừng lá rộng thường xanh và bán thường xanh, các khu vực có nước trong rừng rụng lá, phân bố lên đến độ cao 1.200 mét, thường kiếm ăn trong tầng giữa và tầng trên tán.

Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chiem-nguong-5-loai-chim-mo-rong-cuc-dep-cua-viet-nam-1910698.html