Châu Âu vẫn 'nghiện' năng lượng Nga?

Thay vì nhận khí đốt qua đường ống từ Nga từ phía đông, khối hiện đang nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của quốc gia này tại các cảng ở phía tây. Theo đó, khí đốt tự nhiên của Nga chưa bị EU liệt vào danh sách trừng phạt.

Kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra, lục địa này đã tăng vọt nhập khẩu LNG nhưng sụt giảm đáng kể lưu lượng khí đốt qua đường ống vào năm 2022.

Ảnh minh họa: Oilprice.

Tháng 2/2024, EU đã mua gần một nửa tổng lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng, trong đó Trung Quốc đứng thứ hai, mua 21% tổng lượng xuất khẩu LNG của Nga, dữ liệu mới nhất về xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga do Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng (CREA) tổng hợp cho thấy.

Theo phân tích dữ liệu của Reuters, hơn 1/10 lượng đường ống trước đây của Nga tới EU đã được thay thế bằng LNG của Nga nhập khẩu vào các cảng ở Tây Âu, chủ yếu ở Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp.

Thậm chí, nhiều người đánh giá rằng châu Âu không đủ khả năng để loại bỏ khí đốt của Nga, ít nhất là cho đến khi khối có thể đảm bảo an ninh cung cấp năng lượng và khí đốt để tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng khác.

Các quan chức EU đã kêu gọi hành động phối hợp nhằm giảm nhập khẩu LNG của Nga và không có quốc gia nào có động thái cấm những điều này.

Trong 2 năm qua, nhập khẩu LNG của EU từ Nga đã tăng vọt kể từ khi Nga cắt đường ống khí đốt của một số nước EU vào mùa xuân và mùa hè năm 2022, và đường ống Nord Stream bị nổ tung vào tháng 9 năm đó.

Năm ngoái, các cảng EU đã nhập khẩu 15,6 triệu tấn LNG của Nga, theo ước tính của công ty phân tích dữ liệu Kpler được Reuters trích dẫn. Con số này cao hơn một chút so với năm 2022 nhưng tăng 37,7% so với lượng nhập khẩu trước chiến tranh vào năm 2021.

Theo thống kê của EU, trong khi nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga giảm xuống dưới 9% nguồn cung khí đốt của EU, từ mức hơn 35% trước đó, thì việc châu Âu nhập khẩu LNG từ Nga đã nâng tỷ trọng khí đốt của Nga trong nguồn cung cấp của EU lên khoảng 15%.

Từ năm 2021 đến năm 2023, nguồn cung LNG của Nga sang châu Âu đã tăng 11%, trong đó nguồn cung sang Tây Ban Nha tăng gấp đôi và tới Bỉ tăng hơn gấp ba, theo dữ liệu do Viện Phân tích Tài chính & Kinh tế Năng lượng (IEEFA) tổng hợp.

Các kho cảng châu Âu nhập khẩu khối lượng LNG lớn nhất của Nga từ năm 2021 đến năm 2023 là Zeebrugge ở Bỉ, Montoir-de-Bretagne ở Pháp, Bilbao ở Tây Ban Nha, Gate ở Hà Lan, Dunkerque ở Pháp và Mugardos ở Tây Ban Nha.

“Trong khi tổng lượng nhập khẩu LNG của Bỉ trong tháng 2 chỉ tăng 4% thì lượng nhập khẩu của họ từ Nga lại tăng đáng kể hơn nhiều, đạt 44%. Đồng thời, việc tái xuất khẩu LNG của Bỉ đã tăng tới 81% - một phần đáng kể trong số đó được chuyển đến Tây Ban Nha và Trung Quốc - cho thấy vai trò của nước này trong việc vận chuyển khí đốt của Nga trên toàn cầu”, CREA cho biết.

IEEFA cũng lưu ý vào cuối năm ngoái rằng khoảng 21% khối lượng LNG của Nga xuất sang Liên minh châu Âu là hàng trung chuyển, không được tính vào số liệu nhập khẩu chính thức và do đó bị các nhà hoạch định chính sách EU bỏ qua.

Bỉ đang tìm cách giải quyết vấn đề trung chuyển mà không gây nguy hiểm cho an ninh nguồn cung của châu Âu, người phát ngôn của Bộ năng lượng Bỉ nói với Financial Times vào tháng 11.

Về phần mình, Tây Ban Nha đang tìm kiếm sự phối hợp chặt chẽ hơn trên toàn EU trong việc xử lý việc nhập khẩu LNG của Nga, Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.

EU sẽ sớm cho phép các quốc gia thành viên riêng lẻ chặn nhập khẩu LNG từ Nga mà không sử dụng các biện pháp trừng phạt bằng cách hạn chế khả năng tiếp cận khí đốt của Moscow vào hệ thống năng lượng của họ.

Lê Na (Theo Oilprice)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/chau-au-van-nghien-nang-luong-nga-post290658.html