Cầu vượt chữ C và câu chuyện 'thông trên, tắc dưới'

Sau khi thông xe, cầu vượt chữ C đầu tiên ở Hà Nội - cầu vượt đi qua Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch được kỳ vọng sẽ giúp giảm tải áp lực giao thông. Tuy nhiên đến nay, bởi còn xung đột giữa các hạ tầng mà cây cầu này lại mang tới hiệu quả ngược.

Khói bụi, ngột ngạt, ồn ào,.. đó là khung cảnh vẫn diễn ra hàng ngày tại khu vực cầu vượt chữ C. Áp lực giao thông trở thành áp lực của những người đi qua khu vực.

Chị Hà Nhật Linh, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Cũng không còn đường nào khác nên mình đành phải đi".

Dù được xây dựng với mục đích giảm tải áp lực giao thông, nhưng sau gần một năm thông xe, cầu vượt này lại bị đánh giá chính là "tác nhân gây ùn ứ".

Nguyên nhân dẫn đến tính trạng "thông trên dưới lại tắc", được cho là bởi có sự xung đột với các hạ tầng giao thông vốn có trước đây. Đã có những thí điểm, điều chỉnh giao thông được áp dụng để giải quyết vấn đề này nhưng hiệu quả vẫn chưa hiệu quả.

Xây cầu để giảm ùn tắc, nhưng giờ ùn tắc lại dồn xuống dưới chân cầu

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo, Nguyên phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết: "Cầu vượt chữ C đã giải quyết được ùn tắc do một dòng xe chính tại nút giao, vấn đề còn lại là giải quyết thoát xe ở nút cầu vượt, không để dòng xe rẽ trái đi vào ngân hàng, có thể làm hẳn dải phân cách chứ không chỉ cấm. Bỏ nút đèn đỏ ở đây để dòng xe được thông suốt từ trên cầu xuống, di chuyển bến xe bus cho hợp lý, có thể mở rộng không gian vỉa hè. Chúng ta phải tính hiệu quả chung, chứ không chỉ một bộ phần, làm sao cho tất cả nút giao thông ở đây trở nên hiệu quả hơn".

Xây cầu để giảm ùn tắc, nhưng giờ ùn tắc lại dồn xuống dưới chân cầu. Đến bao giờ người dân mới không phải vất vả, cố gắng vượt qua chiếc chiếc cầu vượt trăm tỷ này?

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/cau-vuot-chu-c-va-cau-chuyen-thong-tren-tac-duoi-232093.htm