Cảnh báo đột quỵ tăng cao do tiểu đêm ở người cao tuổi khi trời lạnh

Tiểu đêm ở người cao tuổi không còn là vấn đề hi hữu. Đáng nói, tình trạng này không chỉ khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng ít nhiều mà còn dẫn đến nguy cơ đột quỵ - nỗi ám ảnh của rất nhiều người già từ trước đến nay.

Chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu nguy cơ này, nhất là khi trời đã trở lạnh, đặc biệt ở khu vực phía Bắc khiến tần suất tiểu đêm liên tục hơn?

Nỗi khổ của người cao tuổi mắc chứng tiểu đêm khi trời lạnh: mỗi bước chân về đêm là sự đánh đổi sức khỏe

Bước vào giai đoạn khi trời lạnh, nhiệt độ ở khu vực miền Bắc giảm xuống còn dưới 15 độ C gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tăng huyết áp – lý do gián tiếp khiến tần suất tiểu đêm diễn ra nhiều hơn.

Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ thấp, mạch máu ở da sẽ co lại để tập trung lưu lượng máu đến các cơ quan nội tạng quan trọng. Theo đó, máu sẽ bơm khắp cơ thể nhanh hơn và thận cũng phải lọc máu nhiều hơn bình thường, gây ra hiện tượng đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.

Tình trạng tiểu đêm tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường như ngủ không ngon giấc, mất ngủ kéo dài dẫn đến suy giảm tinh thần, hoặc dễ té ngã, gãy xương do trơn trượt, và thậm chí là tai biến mạch máu não, đột quỵ từ việc thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Do sự chênh lệch đáng kể giữa nhiệt độ trong chăn và nhiệt độ bên ngoài, các chuyên gia vẫn thường khuyến cáo mọi người không nên ra khỏi chăn ngay khi vừa thức dậy mà phải để cơ thể có thời gian thích nghi với nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, với tâm lý lo sợ làm dây nước tiểu ra quần, người mắc chứng tiểu đêm thường bật dậy và vội vàng đi vệ sinh ngay. Điều này khiến cơ thể phải đối mặt với vấn đề sốc nhiệt, dẫn đến tăng huyết áp lớn; hệ quả là dễ bị nhức đầu, chóng mặt, choáng váng gây té ngã, thậm chí là đột quỵ.

Đột quỵ tăng cao vào mùa lạnh khi người cao tuổi thường xuyên đi tiểu đêm (Nguồn: 123rf)

Ngoài ra, khi đi ngủ, các cơ quan cũng trong trạng thái nghỉ nên huyết áp giảm. Việc thức dậy đột ngột giữa đêm sẽ kéo theo phản ứng tăng huyết áp trong thời gian ngắn, khiến người bệnh không kịp thích nghi và choáng váng, thậm chí cảm thấy căng mạch máu não, khó thở, dễ dẫn đến đột quỵ.

Đặc biệt, với tâm lý e ngại uống nhiều nước sẽ đi tiểu thường xuyên, ngại con phiền cháu, nhiều ông bà chọn cách nhịn khát khiến cơ thể mất nước, gây rối loạn điện giải, tăng độ đông đặc của máu, gia tăng nguy cơ hình thành máu đông. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên đột quỵ.

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ, và trung bình số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm với gần 10% bệnh nhân có độ tuổi dưới 44. Hãy lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia để bảo vệ người cao tuổi trong gia đình!

Liệu có cách nào hiệu quả để đột quỵ không xảy đến với người thân của bạn?

Theo ThS.BS Nguyễn Thanh Vy, chuyên khoa Lão, Đại học Y Dược TPHCM, việc giảm thiểu tần suất tiểu đêm khi trời lạnh có thể giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi. Dưới đây là một số biện pháp có thể thực hiện để hạn chế phải vào toilet nhiều lần khi mùa giá lạnh đang đến gần.

Giữ ấm cơ thể

Người cao tuổi nên mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì chỉ mặc một lớp áo dày để hiệu quả giữ ấm tốt hơn, đồng thời mang thêm khăn choàng cổ, mũ trùm đầu, tất, bao tay. Gia đình có thể cho ông bà ngâm chân với nước nóng để kích thích tuần hoàn máu qua các huyệt đạo và mạch máu ở lòng bàn chân, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Giữ ấm cơ thể giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi (Nguồn: Shutterstock)

Tập thể dục thường xuyên kèm các bài tập trị liệu

Tập thể dục không chỉ giúp duy trì sức khỏe mà còn là một cách làm ấm cơ thể hiệu quả. Quá trình tập luyện sẽ khiến cơ thể tạo ra một lượng lớn nhiệt lượng giúp chống lại cái lạnh giá rét.

Ngoài ra, đối với người mắc rối loạn bài tiết nói chung và chứng tiểu đêm nói riêng, gia đình có thể hướng dẫn họ thực hiện bài tập Kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu, kiểm soát chứng són tiểu.

Khi tập luyện, cơ thể sẽ tạo ra nhiệt lượng để chống lại cái lạnh, góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ (Nguồn: 123rf)

Trang bị các vật dụng phòng chống té ngã

Tay vịn dọc bờ tường, dép có độ bám tốt, thảm chống trượt, đèn cảm biến tự động bật,... là những vật dụng nên có trong gia đình để giảm bớt hậu quả do té ngã gây nên. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời và không có tác dụng giảm tần suất tiểu đêm ở người cao tuổi.

Sử dụng tã quần

Tã quần là giải pháp mới giúp người cao tuổi tự đứng và đi lại được có thể chủ động kiểm soát bài tiết của mình cũng như hạn chế tối đa việc tiểu đêm.

Trước đây, tã thường bị hiểu nhầm là chỉ dành cho người bệnh nặng không thể đi lại nên người cao tuổi có tâm lý e ngại cả sản phẩm tã quần, thay vào đó dùng tạm băng vệ sinh, miếng thấm sản dịch hoặc thậm chí là nhiều lớp giấy vệ sinh gập lại để thấm hút. Các sản phẩm này không đáp ứng được yêu cầu thấm hút của người mắc rối loạn bài tiết nên dễ tràn nước tiểu ra ngoài, không chỉ mất vệ sinh mà còn khiến họ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay miếng mới trước khi bị tràn.

Thực tế, tã quần là sản phẩm được sản xuất cho người có thể tự đứng và đi lại được thoải mái sử dụng. Tã quần có khả năng thấm hút rất tốt, không để tràn nước tiểu ra ngoài dù sử dụng trong nhiều giờ nên người cao tuổi có thể an tâm ngon giấc cả đêm mà không cần phải dậy đi vệ sinh. Ngoài ra, tã quần được thiết kế như chiếc quần lót, khá mỏng, nhẹ nên khi mặc sẽ hoàn toàn dễ chịu và không có cảm giác hầm bí.

Không chỉ là những bất an về trở ngại do tiểu đêm gây ra, đó còn là nỗi lo về sức khỏe và tính mạng của người cao tuổi. Vì vậy, để bảo vệ người thân của mình khỏi nguy cơ đột quỵ tăng cao trong khi trời lạnh, gia đình cần có những biện pháp phù hợp, đặc biệt là trang bị và khuyến khích ông bà, cha mẹ dùng tã quần. Với sự hỗ trợ của sản phẩm này, các cụ sẽ an tâm hơn rất nhiều về tình trạng bài tiết, cũng như không bị đánh thức cả đêm bởi việc đi lại tiểu tiện, không còn phải khổ sở nhịn khát không dám uống nước nữa.

Tã quần Caryn là sản phẩm dành cho người mắc rối loạn bài tiết nhưng vẫn có thể tự đứng và đi lại được, sản xuất bởi Diana Unicharm, đạt tiêu chuẩn chất lượng Lifree - thương hiệu tã người lớn số 1 Nhật Bản.

Tã quần người lớn Caryn hỗ trợ người cao tuổi vượt qua chướng ngại tâm lý và tránh được nhiều mối đe dọa về sức khỏe khi đối mặt với tình trạng tiểu đêm, nhất là vào khi trời lạnh. Với lõi thấm 5mm, siêu mỏng nhẹ mà vẫn thấm hút tốt, tã quần người lớn Caryn có khả năng thấm hút lượng lớn nước tiểu trong thời gian dài sử dụng mà không bị tràn ra ngoài, do đó được khuyến nghị sử dụng để người bệnh có thể an tâm ngon giấc cả đêm. Đồng thời, với thiết kế thoáng khí, không gây hầm bí và tự mặc dễ dàng, người cao tuổi cũng có thể tự chủ hơn trong cuộc sống và thoải mái mặc vào ban ngày.

PV

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-dot-quy-tang-cao-do-tieu-dem-o-nguoi-cao-tuoi-khi-troi-lanh-169221129142234023.htm