Cần chính sách dành cho người có công với giáo dục

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đối với người có công với cách mạng nhưng chưa có chính sách dành cho người có công xây dựng đất nước trên các mặt trận kinh tế xã hội, trong đó có giáo dục.

GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành - Chủ tịch T. Ư Hội CGC Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành - Chủ tịch T. Ư Hội CGC Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Với tinh thần "Tri ân quá khứ, khuyến khích hiện tại,động viên tương lai", Hội Cựu giáo chức Việt Nam được giao đề tài "Nghiên cứu đềxuất chính sách của Nhà nước tôn vinh người có công với sự nghiệp giáo dục đàotạo" (gọi tắt là Chính sách người có công với giáo dục).

Hôịthảo báo cáo đề tài này và xin ý kiến đóng góp của các thành viên Hội Cựu giáo chức (CGC) 3 tỉnhQuảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế vừa được Hội CGC Việt Nam tổ chức tại QuảngTrị. Chủ tịch T. Ư Hội CGC Việt Nam – GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bànhchủ trì hội thảo.

Ông Mai Huy Phương - Phó GĐ Sở GD&ĐT Quảng Trị phát biểu tại Hội nghị

Ông Mai Huy Phương - Phó GĐ Sở GD&ĐT Quảng Trị phát biểu tại Hội nghị

Tuy quy mô hội thảo nhỏ,nhưng ý nghĩa vấn đề thì rất lớn, bởi đây là lần đầu tiên, vấn đề tôn vinh ngươìcó công với sự nghiệp giáo dục được đặt ra, tiến tới việc xây dựng một chínhsách Nhà nước cho các đối tượng này.

Báocáo nội dung chủ yếu của đề tài, GS Nguyễn Mậu Bành – chủ nhiệm đề tài - nêu bậttính cấp thiết của đề tài; mục đích, mục tiêu, phương pháp và đối tượng nghiêncứu, khảo sát đề tài… Cũng qua đề tài này, tổng quan về người có công với giáo dụcqua các giai đoạn phát triển của ngành từ năm 1945 đến nay sẽ được thể hiện rõ,một mặt nêu bật sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với người có công với GD,mặt khác cũng nêu ra những khoảng trống trong chế độ chính sách đối với họ.

Ông Trương Sỹ Tiến - Nguyên GĐ Sở GD&ĐT, Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Ông Trương Sỹ Tiến - Nguyên GĐ Sở GD&ĐT, Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Mộtvấn đề hết sức quan trọng là làm sao để có những tiêu chí cụ thể nhằm nhận diện"người có công với GD", có như vậy thì chính sách được đề xuất mới có thể đảm bảokhông bỏ sót đối tượng, công bằng, công tâm.

Đócũng là những vấn đề mà các đại biểu dự hội thảo quan tâm và đưa ra các ýkiến đóng góp tâm huyết từ kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm công tác trong ngànhgiáo dục. Các nhà giáo dạy ở vùng địch tạm chiếm, vùng đặc biệt khó khăn, dạy ởcác trường đặc biệt; các nhà giáo đi B và làm nhiệm vụ quốc tế…là những đối tượngđầu tiên được xét đến khi xây dựng chính sách người có công với GD.

Quang cảnh Hội nghị

Quang cảnh Hội nghị

Một vấn đềkhác cũng được đại biểu tham luận nêu ra là: cần xác định rõ tiêu chí thànhtích đã được xác nhận và uy tín trong cộng đồng, bởi đôi khi, hai thành tố cầncó này lại không song hành với nhau, người có thể có nhiều thành tích được ghinhận nhưng uy tín thấp, tuy nhiên có người ít được chứng nhận thành tích do nhiêùlý do cả khách quan và chủ quan, nhưng họ thực sự có uy tín trong cộng đồng vàcó những đóng góp hiệu quả cho sự phát triển GD tại địa phương.

Trong thời gian tới, các hội thảo tương tự sẽ được Hội CGC Việt Nam tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước như: Tuyên Quang, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số trường đại học, đảm bảo tiến độ đến tháng 4-2021 sẽ tiến hành nghiệm thu đề tài, làm cơ sở tiến tới chính sách người có công với giáo dục sẽ nằm trong hệ thống chính sách người có công của Đảng và Nhà nước ta.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/can-chinh-sach-danh-cho-nguoi-co-cong-voi-giao-duc-20200712065623750.html