Cận cảnh 'thượng phương bảo kiếm' của trong tay Không quân Trung Quốc

Trong biên chế của Không quân Trung Quốc hiện tại, đông nhất vẫn là các tiêm kích một động cơ Chengdu J-10 với quân số gần 500 chiếc.

 Không quân Trung Quốc hiện tại được đánh giá là lực lượng có quân số đông đảo hàng đầu thế giới với rất nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại, nguy hiểm trong biên chế. Nguồn ảnh: Sina.

Không quân Trung Quốc hiện tại được đánh giá là lực lượng có quân số đông đảo hàng đầu thế giới với rất nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại, nguy hiểm trong biên chế. Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên, một điều khá bất ngờ không phải ai cũng biết đó là trên thực tế, xương sống của lực lượng Không quân Trung Quốc lại là dàn tiêm kích một động cơ Chengdu J-10 hay còn được biết tới với cái tên Tiêm 10. Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên, một điều khá bất ngờ không phải ai cũng biết đó là trên thực tế, xương sống của lực lượng Không quân Trung Quốc lại là dàn tiêm kích một động cơ Chengdu J-10 hay còn được biết tới với cái tên Tiêm 10. Nguồn ảnh: Sina.

Tổng cộng trong biên chế của Không quân Trung Quốc hiện nay đang có tới 435 tiêm kích chiến đấu J-10 - số lượng nhiều hơn bất cứ loại chiến đấu cơ nào khác trong biên chế của lực lượng này. Nguồn ảnh: Sina.

Tổng cộng trong biên chế của Không quân Trung Quốc hiện nay đang có tới 435 tiêm kích chiến đấu J-10 - số lượng nhiều hơn bất cứ loại chiến đấu cơ nào khác trong biên chế của lực lượng này. Nguồn ảnh: Sina.

Trong khi Trung Quốc phân loại các dòng chiến đấu cơ khác thành từng nhiệm vụ riêng biệt thì với riêng J-10, Trung Quốc xếp loại đây là chiến đấu cơ đa năng. Nguồn ảnh: Sina.

Trong khi Trung Quốc phân loại các dòng chiến đấu cơ khác thành từng nhiệm vụ riêng biệt thì với riêng J-10, Trung Quốc xếp loại đây là chiến đấu cơ đa năng. Nguồn ảnh: Sina.

J-10 cũng là tiêm kích đa năng duy nhất đang phục vụ trong biên chế của Trung Quốc. Các loại tiêm kích hiện đại hơn như Su-30 hay Su-35 đều được Trung Quốc xếp vào hạng máy bay chiếm ưu thế trên không. Nguồn ảnh: Sina.

J-10 cũng là tiêm kích đa năng duy nhất đang phục vụ trong biên chế của Trung Quốc. Các loại tiêm kích hiện đại hơn như Su-30 hay Su-35 đều được Trung Quốc xếp vào hạng máy bay chiếm ưu thế trên không. Nguồn ảnh: Sina.

Bắt đầu được sản xuất từ năm 2002, các tiêm kích J-10 được Bắc Kinh giới thiệu công khai từ năm 2006 và tới tận thời điểm hiện tại, loại chiến đấu cơ này vẫn tiếp tục được Trung Quốc sản xuất liên tục. Nguồn ảnh: Sina.

Bắt đầu được sản xuất từ năm 2002, các tiêm kích J-10 được Bắc Kinh giới thiệu công khai từ năm 2006 và tới tận thời điểm hiện tại, loại chiến đấu cơ này vẫn tiếp tục được Trung Quốc sản xuất liên tục. Nguồn ảnh: Sina.

Một trong những ưu thế lớn nhất của J-10 so với những chiến đấu cơ khác Trung Quốc đang sở hữu đó là lợi thế giá rẻ. Ước tính, mỗi một chiếc tiêm kích J-10 chỉ có giá 190 triệu Nhân Dân Tệ - tương đương với khoảng 28 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.

Một trong những ưu thế lớn nhất của J-10 so với những chiến đấu cơ khác Trung Quốc đang sở hữu đó là lợi thế giá rẻ. Ước tính, mỗi một chiếc tiêm kích J-10 chỉ có giá 190 triệu Nhân Dân Tệ - tương đương với khoảng 28 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.

Với lợi thế về giá, Không quân Trung Quốc có thể sản xuất và trang bị một lượng lớn tiêm kích J-10 vào biên chế mà không gặp quá nhiều trở ngại về vấn đề giá cả hoặc lo sợ việc chi phí bị đội lên quá cao. Nguồn ảnh: Sina.

Với lợi thế về giá, Không quân Trung Quốc có thể sản xuất và trang bị một lượng lớn tiêm kích J-10 vào biên chế mà không gặp quá nhiều trở ngại về vấn đề giá cả hoặc lo sợ việc chi phí bị đội lên quá cao. Nguồn ảnh: Sina.

Lợi thế giá rẻ còn xuất hiện trong cả việc vận hành tiêm kích J-10 của Trung Quốc. Theo thông tin được tờ Aviatia đăng tải, mỗi giờ bay tiêm kích J-10 chỉ tốn chưa tới 5.000 USD. Điều này khiến nó trở thành một trong những tiêm kích có chi phí vận hành rẻ nhất thế giới. Nguồn ảnh: Sina.

Lợi thế giá rẻ còn xuất hiện trong cả việc vận hành tiêm kích J-10 của Trung Quốc. Theo thông tin được tờ Aviatia đăng tải, mỗi giờ bay tiêm kích J-10 chỉ tốn chưa tới 5.000 USD. Điều này khiến nó trở thành một trong những tiêm kích có chi phí vận hành rẻ nhất thế giới. Nguồn ảnh: Sina.

Hiện nay, với việc tập trung vào phát triển các loại tiêm kích hiện đại như J-11 và J-16 cùng với các chiến đấu cơ thế hệ năm J-20, không rõ liệu Trung Quốc có còn tiếp tục sản xuất J-10 với số lượng lớn trong tương lai hay không. Nguồn ảnh: Sina.

Hiện nay, với việc tập trung vào phát triển các loại tiêm kích hiện đại như J-11 và J-16 cùng với các chiến đấu cơ thế hệ năm J-20, không rõ liệu Trung Quốc có còn tiếp tục sản xuất J-10 với số lượng lớn trong tương lai hay không. Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên chắc chắn một điều, các tiêm kích J-10 của Trung Quốc vẫn sẽ được tiếp tục phục vụ trong lực lượng không quân của nước này thêm một thời gian rất dài nữa. Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên chắc chắn một điều, các tiêm kích J-10 của Trung Quốc vẫn sẽ được tiếp tục phục vụ trong lực lượng không quân của nước này thêm một thời gian rất dài nữa. Nguồn ảnh: Sina.

Xem Trung Quốc trình diễn khả năng cơ động của tiêm kích J-10 tại triển lãm hàng không Chu Hải.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/can-canh-thuong-phuong-bao-kiem-cua-trong-tay-khong-quan-trung-quoc-1475908.html