Cận cảnh con đường nổi tiếng với hàng cây bao báp khổng lồ

Đảo quốc Madagascar (Châu Phi) có một con đường nổi tiếng và thu hút khách du lịch vì có những hàng cây bao báp khổng lồ đẹp ấn tượng.

Con đường nổi tiếng này được gọi là đại lộ bao báp Madagascar. Những cây bao báp nổi bật trên con đường này đã thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới, khiến nó trở thành một trong những địa điểm được ghé thăm nhiều nhất trong khu vực. Ảnh: IStock.

Con đường được đưa vào trạng thái bảo vệ tạm thời từ tháng 7/2007 - một bước tiến để biến nó thành di tích tự nhiên đầu tiên của Madagascar. Ảnh: WWF France.

Những cây bao báp đã trở thành biểu tượng cho sự vươn lên không ngừng của mảnh đất Châu Phi thừa nắng gió và cũng là biểu trưng của Madagascar. Ảnh: Roadtripafrica.

Cây bao báp mọc lên từ hạt. Những hạt cây rơi xuống đất, tự tìm cách sống cho riêng mình. Khi mưa đến, hạt bao báp nẩy mầm, vươn lên thành những cây con. Ảnh: Roadtripafrica.

Qua mùa khô cằn khắc nghiệt, những cây sống được cứ vươn lên cao mãi, vững chắc với chiếc rễ cắm sâu trong lòng đất. Ảnh: Nicolas Raherinjatovo.

Bao báp thuộc họ Gạo, là loài cây trữ nước giúp nó tồn tại giữa sa mạc khô cằn. Mỗi cây bao báp có chiều cao trung bình đến 25 m, chiều ngang đến chục vòng tay ôm và dung tích trữ nước tới 120.000 lít nước. Ảnh: IT.

Cây có tuổi đời sống đến hàng trăm năm nhưng do gỗ của chúng không sinh ra các vòng tăng trưởng nên khó kiểm chứng. Ảnh: Aduna.

Cây bao báp là hình ảnh của châu Phi và nó có ảnh hưởng đến đời sống người dân của châu lục này. Vỏ cây bao báp có thể dùng để bện thành dây thừng. Lá và quả cây được dùng làm thức ăn. Ảnh: Aduna.

Thân cây là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi. Vì thân cây mềm xốp nên khi chúng chết đi mọi người có thể sử dụng nó như một ngôi nhà gỗ tự nhiên. Ảnh: Aduna.

Cây bao báp rất to và rộng nên không gian bên trong thân cây đủ để cả một gia đình sinh sống. Lá cây được người Nigeria gọi là kuka, được dùng nấu súp. Ảnh: IT.

Người dân Châu Phi sinh ra và lớn lên bên những thân cây bao báp, những hàng cây cao đến 30 m và sống đến 3000 năm tuổi. Ảnh: IT.

Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi "dư thừa" hàng nghìn nam giới

Thảo Nguyên (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/the-gioi/can-canh-con-duong-noi-tieng-voi-hang-cay-bao-bap-khong-lo-1969935.html