Cảm lạnh ở trẻ gây biến chứng gì, điều trị hiệu quả ra sao?

Cảm lạnh là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh do một số loại virus khác nhau gây ra. Cảm lạnh thường xảy ra vào mùa thu và mùa đông, lây truyền từ người sang người, do tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc với virus trong môi trường.

Cảm lạnh là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa.

Biểu hiện cảm lạnh ở trẻ

Các triệu chứng của cảm lạnh thường bắt đầu từ một đến hai ngày sau khi tiếp xúc. Ở trẻ em, nghẹt mũi là triệu chứng nổi bật nhất. Trẻ cũng có thể chảy nước mũi trong, vàng hoặc xanh. Sốt (nhiệt độ trên 38°C) thường gặp trong ba ngày đầu tiên của bệnh.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau họng, ho, khó chịu, khó ngủ và giảm cảm giác thèm ăn. Niêm mạc của mũi có thể trở nên đỏ và sưng lên, có thể xuất hiện hạch ở cổ.

Các triệu chứng của cảm lạnh thường nặng nhất trong 10 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn tiếp tục bị sổ mũi, nghẹt mũi và ho kéo dài hơn 10 ngày. Ngoài ra, trẻ bị cảm lạnh kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, đặc biệt là trong mùa thu và mùa đông.

Biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh

Các biến chứng thường gặp trong cảm lạnh ở trẻ em gồm viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi.

Cảm lạnh có thể dẫn đến viêm tai

Trẻ bị cảm lạnh có thể bị ù tai và đau tai nhẹ. Đó là do hiện tượng ứ đọng chất dịch trong khoang tai giữa (nằm sau màng nhĩ). Khi vi khuẩn tăng trưởng quá mức trong chất dịch này, viêm tai xuất hiện và khiến tai đau hơn.

Nếu trẻ kêu đau tai vừa phải, không liên tục, hoặc ù tai, có thể trẻ chưa bị viêm tai. Nếu đau ở mức độ trung bình và nặng thì cần đi khám bác sĩ.

Các bé dưới 1 tuổi chưa có khả năng xác định vị trí đau sẽ quấy khóc bất thường, ăn ngủ kém, có thể sốt hoặc không và có thể kéo rứt tai. Cần nhớ rằng nếu bé kéo tai nhưng không quấy khóc nhiều và không sốt thì nhiều khả năng bé chưa bị viêm tai.

Biểu hiện cảm lạnh ở trẻ

Các triệu chứng của cảm lạnh thường bắt đầu từ một đến hai ngày sau khi tiếp xúc. Ở trẻ em, nghẹt mũi là triệu chứng nổi bật nhất. Trẻ cũng có thể chảy nước mũi trong, vàng hoặc xanh. Sốt (nhiệt độ trên 38°C) thường gặp trong ba ngày đầu tiên của bệnh.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau họng, ho, khó chịu, khó ngủ và giảm cảm giác thèm ăn. Niêm mạc của mũi có thể trở nên đỏ và sưng lên, có thể xuất hiện hạch ở cổ.

Các triệu chứng của cảm lạnh thường nặng nhất trong 10 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn tiếp tục bị sổ mũi, nghẹt mũi và ho kéo dài hơn 10 ngày. Ngoài ra, trẻ bị cảm lạnh kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, đặc biệt là trong mùa thu và mùa đông.

Biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh

Các biến chứng thường gặp trong cảm lạnh ở trẻ em gồm viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi.

Cảm lạnh có thể dẫn đến viêm tai

Trẻ bị cảm lạnh có thể bị ù tai và đau tai nhẹ. Đó là do hiện tượng ứ đọng chất dịch trong khoang tai giữa (nằm sau màng nhĩ). Khi vi khuẩn tăng trưởng quá mức trong chất dịch này, viêm tai xuất hiện và khiến tai đau hơn.

Nếu trẻ kêu đau tai vừa phải, không liên tục, hoặc ù tai, có thể trẻ chưa bị viêm tai. Nếu đau ở mức độ trung bình và nặng thì cần đi khám bác sĩ.

Các bé dưới 1 tuổi chưa có khả năng xác định vị trí đau sẽ quấy khóc bất thường, ăn ngủ kém, có thể sốt hoặc không và có thể kéo rứt tai. Cần nhớ rằng nếu bé kéo tai nhưng không quấy khóc nhiều và không sốt thì nhiều khả năng bé chưa bị viêm tai.

Nguồn (Báo Sức khỏe và Đời sống)

Nguồn Phú Thọ: https://baophutho.vn/y-te/cam-lanh-o-tre-gay-bien-chung-gi-dieu-tri-hieu-qua-ra-sao/202057.htm