Các nước EU đánh giá về khả năng trừng phạt LNG của Nga

Các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết EU sẽ mất vài tuần để đưa ra các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, mặc dù liên minh ủng hộ các biện pháp này, bao gồm cả việc lần đầu tiên hạn chế xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.

Hình minh họa mô hình tàu chở dầu LNG. Ảnh: Reuters

Hình minh họa mô hình tàu chở dầu LNG. Ảnh: Reuters

Theo các nhà ngoại giao EU, Bỉ, Đức và Pháp đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá xem liệu lệnh cấm trung chuyển LNG tại các cảng châu Âu có ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga nhiều hơn EU hay không.

Các nhà ngoại giao EU cho biết đang chạy đua để nhanh chóng áp đặt gói trừng phạt thứ 14 trước khi Hungary đảm nhận chức chủ tịch EU vào tháng 7. Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người duy trì mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trước đây đã cố gắng ngăn chặn viện trợ cho Ukraine và các hạn chế đối với Mátxcơva. Trong các cuộc thảo luận ngoại giao vào tuần trước, đặc phái viên của Hungary đã cảnh báo rằng Budapest sẽ ngăn chặn mọi biện pháp khiến chi phí năng lượng tăng cao hơn ở châu Âu. Hungary từng chỉ trích các hạn chế đối với Nga và trước đây phản đối các gói trừng phạt của EU, cho rằng chúng gây tổn hại cho chính EU hơn là Nga. Các biện pháp trừng phạt này đòi hỏi phải có sự nhất trí thông qua của tất cả các nước thành viên.

Tháng trước, Điện Kremlin cho biết Nga sẽ tìm cách khắc phục bất kỳ lệnh trừng phạt bất hợp pháp nào mà EU áp đặt cho các hoạt động LNG, đồng thời tuyên bố bất kỳ biện pháp nào cũng sẽ phản tác dụng đối với ngành công nghiệp châu Âu.

Nga từng là nhà cung cấp khí đốt qua đường ống hàng đầu của EU. Tuy nhiên, sau khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra, khối này đã giảm mạnh nhập khẩu khí đốt từ Nga. Tỷ trọng khí đốt qua đường ống của Nga trong nhập khẩu của EU đã giảm từ hơn 40% vào năm 2021 xuống còn khoảng 8% vào năm 2023.

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/cac-nuoc-eu-danh-gia-ve-kha-nang-trung-phat-lng-cua-nga-667035.html