Các loại giun sán có thể mắc phải khi nuôi thú cưng

Con gái tôi muốn nuôi một con chó để làm thú cưng trong nhà nhưng tôi lo lắng thú cưng dễ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng. Tôi phải làm sao đây?

Con gái tôi muốn nuôi một con chó để làm thú cưng trong nhà nhưng tôi lo lắng thú cưng dễ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng. Tôi phải làm sao đây?

Thạc sĩ Trần Mỹ Duyên, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM

Cũng như con người, vật nuôi cũng mang những mầm bệnh trên mình và có thể lây truyền mầm bệnh đó cho những người sống chung. Một số bệnh ký sinh trùng con người có thể mắc phải khi nuôi thú cưng là:

Bệnh giun đũa chó (Toxocara canis), mèo (Toxocara cati)
Bệnh nhiễm giun móc chó, mèo (Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense)
Bệnh nhiễm sán dải chó, mèo (Dipylidium caninum)
Trùng bào tử (Toxoplasma gondii): Mèo là ký chủ chính và vĩnh viễn
Bệnh do vi nấm ngoài da (hắc lào, nấm má)
Bệnh do các loài ngoại ký sinh (ve, bọ chét...)

Cách phòng tránh bệnh ký sinh trùng lây nhiễm do nuôi thú cưng:

Đối với người:

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng đặc biệt là các chủ nuôi chó, mèo; bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó mèo.

- Vệ sinh phòng dịch: Vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực có chất thải của chó, mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch hoặc thịt chó, mèo chưa nấu chín.

Đối với thú nuôi:

- Tắm rửa thường xuyên bằng các loại dầu tắm dành riêng cho thú nuôi để loại bỏ trứng giun, sán và các loài ngoại ký sinh ra khỏi lông.

- Tẩy giun cho chó mèo. Với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.

- Không nuôi những vật nuôi hoang dã, không rõ nguồn gốc.

Độc giả Tiểu Mạn

Nguồn Znews: https://znews.vn/cac-loai-giun-san-co-the-mac-phai-khi-nuoi-thu-cung-post1460879.html