Các địa danh nào được in trên đồng tiền Việt Nam?

Tiền tệ của mỗi quốc gia không những là đơn vị thanh toán mà còn thể hiện văn hóa, tinh thần dân tộc của quốc gia đó. Tuy nhiên, hình ảnh những hình ảnh trên tiền Việt Nam được in những địa danh nào?

1. Tờ tiền mệnh giá lớn nhất 500.000 đồng, in hình một ngôi nhà 5 gian thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt, nằm ở địa phương nào?

icon

Nam Định

icon

Nghệ An

icon

Vũng Tàu

Câu trả lời đúng là đáp án B: Khu di tích lịch sử Kim Liên (xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình. Trên tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay là hình ảnh ngôi nhà 5 gian ở làng Sen thuộc khu di tích này.

2. Tờ tiền 100 đồng in hình một tháp trong ngồi chùa nổi tiếng ở Nam Định. Đây là ngôi chùa nào?

icon

Cổ Lễ

icon

Phổ Minh

icon

Thánh Ân

Câu trả lời đúng là đáp án B: Chùa Phổ Minh hay chùa Tháp nằm ở thôn Tức Mạc, cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía bắc. Năm 2012, chùa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Điểm nổi bật độc đáo của chùa là tháp Phổ Minh gồm 14 tầng, cao hơn 21 mét, nặng 700 tấn, mặt quay hướng nam, mặt bằng được bố cục vuông. Tương truyền, chùa được vua Trần Thái Tông cho xây dựng vào năm 1262 ở phía tây cung Trùng Quang phủ Thiên Trường. Song, các bản văn khắc trên bia ghi chép lại chùa có từ thời Lý, được mở rộng với quy mô lớn vào thời Trần. Trải qua nhiều lần tu bổ, chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần.

3. Hình ảnh trên tiền 200.000 đồng là hòn nào sau đây thuộc Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)?

icon

Hòn Đỉnh Hương

icon

Hòn Trống Mái

icon

Hòn Chồng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Hình ảnh trên tiền 200.000 đồng là hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất. Vịnh Hạ Long được ví như tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động, vừa huyền bí.

4. Nhà máy thủy điện nào được in lên đồng tiền 5.000 đồng?

icon

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

icon

Nhà máy thủy điện Trị An

icon

Nhà máy thủy điện Sơn La

Câu trả lời đúng là đáp án B: Nhà máy thủy điện Trị An xây dựng trên sông Đồng Nai được in lên đồng tiền 5.000 đồng. Đây là công trình thủy điện mang tầm vóc quốc tế và mang tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô, vào năm 1991 nhà máy thủy điện được khánh thành và đưa vào sử dụng. Công trình thủy điện Trị An còn có ý nghĩa kinh tế quan trọng với mục đích chính hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác cung cấp điện cho phụ tải toàn quốc. Ngoài ra, là thủy điện đa mục tiêu, công trình còn đảm bảo nước cho sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ.

5. Tờ 2000 đồng là hình ảnh các cô công nhân đang làm việc tại Nhà máy dệt ở địa phương nào?

icon

Nam Định

icon

Hà Đông

icon

Thái Bình

Câu trả lời đúng là đáp án A: Tờ 2000 đồng là hình ảnh các cô công nhân đang làm việc tại Nhà máy dệt Nam Định. Đây từng là nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương và là nơi phát triển mạnh của phong trào công nhân thời kỳ cách mạng. Bối cảnh sản xuất tại Nhà máy Sợi Nam Định được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chọn in lên tờ tiền 2.000 đồng, phát hành vào năm 1988 cho đến nay.

6. Trên tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng là hình ảnh di tích lịch sử nào?

icon

Đền Ngọc Sơn

icon

Chùa Một Cột

icon

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Câu trả lời đúng là đáp án C: Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích ở Hà Nội, hiện được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể gồm hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám. Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu và được xem là đại học đầu tiên của Việt Nam. Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc.

7. Tờ 50.000 đồng có in hình Nghênh Lương Đình và Phu Văn Lâu, là những di tích lịch sử ở địa phương nào?

icon

Thừa Thiên Huế

icon

Nam Định

icon

Nghệ An

Câu trả lời đúng là đáp án A: Nghênh Lương Đình (hay Nghênh Lương Tạ) được xây dựng dưới thời Nguyễn, dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng. Nghênh Lương Tạ được xây dựng dưới triều vua Tự Đức thứ năm (1852), năm Thành Thái thứ 15 (1903) được trùng tu cẩn thận, đến năm Khải Định thứ ba (1918) được tôn tạo thêm một lần nữa để vua thường xuyên đến nghỉ mát. Từ thời Khải Định về sau, nơi này gọi là Nghênh Lương Đình. Trong khi đó, Phu Văn Lâu là ngôi nhà hai tầng nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế (cái lầu trưng bày văn thư của triều đình). Phu Văn Lâu được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.

8. Chùa Cầu trong khu đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) được in trên tờ tiền 20.000 đồng. Công trình do thương nhân người nước nào xây dựng?

icon

Pháp

icon

Nhật Bản

icon

Triều Tiên

Câu trả lời đúng là đáp án B: Chùa Cầu nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An (Quảng Nam). Công trình do thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. heo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "cầu đón khách phương xa". Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia đầu cầu thì công trình được dựng lại vào năm 1817, ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này. Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986 và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản. Tháng 2/1990, chùa Cầu được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/cac-dia-danh-nao-duoc-in-tren-dong-tien-viet-nam-1805730.tpo