Bức điện tín bí ẩn khiến Mỹ quyết định tham gia Thế chiến 1

Tháng 4/1917, Quốc hội Mỹ phê chuẩn việc tham gia Thế chiến 1. Một bức điện tín được cho là từ Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmerman đề nghị viện trợ quân sự cho Mexico đã thúc đẩy quyết định tham chiến của Mỹ.

 Thế chiến 1 diễn ra từ năm 1914 với sự tham gia của hàng chục nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Mỹ giữ thế trung lập. Phải đến tháng 4/1917, Quốc hội Mỹ phê chuẩn việc tham chiến. Quyết định tham chiến khiến nhiều người tò mò vì sao Mỹ làm như vậy.

Thế chiến 1 diễn ra từ năm 1914 với sự tham gia của hàng chục nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Mỹ giữ thế trung lập. Phải đến tháng 4/1917, Quốc hội Mỹ phê chuẩn việc tham chiến. Quyết định tham chiến khiến nhiều người tò mò vì sao Mỹ làm như vậy.

Theo các nhà nghiên cứu, khi Chiến tranh thế giới 1 nổ ra, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã dùng mọi phương thức chính trị có thể để đất nước không bị kéo vào cuộc chiến khốc liệt này vì đã tận mắt chứng kiến sự tàn khốc của cuộc Nội chiến Mỹ từ khi còn bé.

Theo các nhà nghiên cứu, khi Chiến tranh thế giới 1 nổ ra, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã dùng mọi phương thức chính trị có thể để đất nước không bị kéo vào cuộc chiến khốc liệt này vì đã tận mắt chứng kiến sự tàn khốc của cuộc Nội chiến Mỹ từ khi còn bé.

Vậy nên, Tổng thống Woodrow theo đuổi chính sách trung lập trong khi một số chính trị gia, người dân yêu cầu Chính phủ can thiệp, tham gia Thế chiến 1.

Vậy nên, Tổng thống Woodrow theo đuổi chính sách trung lập trong khi một số chính trị gia, người dân yêu cầu Chính phủ can thiệp, tham gia Thế chiến 1.

Một tàu ngầm Đức phóng ngư lôi ở ngoài khơi Ireland, đánh đắm con tàu chở khách RMS Lusitania vào tháng 5/1915. Sự việc này khiến gần 1.200 người thiệt mạng, trong đó có 128 công dân Mỹ. Theo đó, một bộ phận dư luận kêu gọi chính phủ thay đổi quyết định trung lập.

Một tàu ngầm Đức phóng ngư lôi ở ngoài khơi Ireland, đánh đắm con tàu chở khách RMS Lusitania vào tháng 5/1915. Sự việc này khiến gần 1.200 người thiệt mạng, trong đó có 128 công dân Mỹ. Theo đó, một bộ phận dư luận kêu gọi chính phủ thay đổi quyết định trung lập.

Để giải quyết tình hình này, chính quyền của Tổng thống Woodrow đạt được một sự nhượng bộ từ phía Đức. Trong đó, tháng 9/1915, Hoàng đế Wilhelm II ra lệnh cho tàu chiến Đức không được đánh đắm các tàu chở khách nếu chưa đưa ra lời cảnh báo. Vì vậy, dư luận nước Mỹ dần lắng xuống.

Để giải quyết tình hình này, chính quyền của Tổng thống Woodrow đạt được một sự nhượng bộ từ phía Đức. Trong đó, tháng 9/1915, Hoàng đế Wilhelm II ra lệnh cho tàu chiến Đức không được đánh đắm các tàu chở khách nếu chưa đưa ra lời cảnh báo. Vì vậy, dư luận nước Mỹ dần lắng xuống.

Đồng thời, Tổng thống Woodrow cho thực hiện Đạo luật Quốc phòng 1916 nhằm tăng quy mô quân đội để có thể sẵn sàng chiến đấu nếu chiến tranh xảy đến với Mỹ.

Đồng thời, Tổng thống Woodrow cho thực hiện Đạo luật Quốc phòng 1916 nhằm tăng quy mô quân đội để có thể sẵn sàng chiến đấu nếu chiến tranh xảy đến với Mỹ.

Vào ngày 31/1/1917, Đại sứ Đức tại Washington đã tới gặp Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing và mang theo một lá thư. Nội dung thư tuyên bố Đức sẽ nối lại chính sách tấn công không hạn chế bằng tàu ngầm U-boat.

Vào ngày 31/1/1917, Đại sứ Đức tại Washington đã tới gặp Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing và mang theo một lá thư. Nội dung thư tuyên bố Đức sẽ nối lại chính sách tấn công không hạn chế bằng tàu ngầm U-boat.

Tiếp đến, dư luận Mỹ xôn xao khi lan truyền nội dung một bức điện tín được cho là từ Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmerman đề nghị viện trợ quân sự cho Mexico nếu như Mỹ tham chiến và đứng về phe Đồng minh chống lại Đức. Nếu đồng ý thì Mexico sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính lớn từ Đức để tái chiếm những lãnh thổ mà họ đã mất vào tay người Mỹ: ở bang Texas, New Mexico và Arizona.

Tiếp đến, dư luận Mỹ xôn xao khi lan truyền nội dung một bức điện tín được cho là từ Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmerman đề nghị viện trợ quân sự cho Mexico nếu như Mỹ tham chiến và đứng về phe Đồng minh chống lại Đức. Nếu đồng ý thì Mexico sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính lớn từ Đức để tái chiếm những lãnh thổ mà họ đã mất vào tay người Mỹ: ở bang Texas, New Mexico và Arizona.

Ngày 29/3/1917, Ngoại trưởng Robert thừa nhận có lôi kéo Mexico. Vậy nên, đến ngày 2/4/1917, Tổng thống Mỹ Wilson tham gia một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ và đề nghị tuyên bố hành động của Đức không khác gì chiến tranh chống lại chính phủ và nhân dân Mỹ.

Ngày 29/3/1917, Ngoại trưởng Robert thừa nhận có lôi kéo Mexico. Vậy nên, đến ngày 2/4/1917, Tổng thống Mỹ Wilson tham gia một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ và đề nghị tuyên bố hành động của Đức không khác gì chiến tranh chống lại chính phủ và nhân dân Mỹ.

Hai ngày sau, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ quyết định của Tổng thống Wilson. Tiếp đến, Hạ viện Mỹ cũng phê chuẩn quyết định tham chiến. Ngày 6/4/1917, Tổng thống Wilson ký lời tuyên chiến chính thức và bước vào Thế chiến 1.

Hai ngày sau, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ quyết định của Tổng thống Wilson. Tiếp đến, Hạ viện Mỹ cũng phê chuẩn quyết định tham chiến. Ngày 6/4/1917, Tổng thống Wilson ký lời tuyên chiến chính thức và bước vào Thế chiến 1.

Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo History, BBC)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/buc-dien-tin-bi-an-khien-my-quyet-dinh-tham-gia-the-chien-1-1887375.html