Bỏ nghề ốp đá, chàng trai về quê nuôi lươn lãi trăm triệu đồng mỗi năm

Đang làm nghề đá ốp lát, chàng thanh niên (quyết định bỏ ngang, về quê ở Thanh Hóa xây bể nuôi lươn. Sau một thời gian miệt mài, chịu khó đến nay mô hình của anh đã mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Đang làm nghề đá ốp lát, chàng thanh niên (quyết định bỏ ngang, về quê ở Thanh Hóa xây bể nuôi lươn. Sau một thời gian miệt mài, chịu khó đến nay mô hình của anh đã mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Đến xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hỏi thăm trại nuôi lươn không bùn của anh Lê Văn Đông (28 tuổi) thì không ai không biết - bởi mô hình của anh được xem là một điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương.

Mô hình nuôi lươn không bùn của chàng thanh niên Lê Văn Đông (ở xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: Minh Hoàng

Mô hình nuôi lươn không bùn của chàng thanh niên Lê Văn Đông (ở xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: Minh Hoàng

Chia sẻ về cái duyên đến với nghề nuôi lươn, anh Lê Văn Đông cho biết, công việc đến với anh rất tình cờ. Cụ thể, cách đây vài năm, khi đang làm thợ ốp lát đá, anh tình cờ được thăm quan một mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng ở tỉnh Vĩnh Long mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đầu năm 2020, sau khi về quê, anh gom toàn bộ số vốn mình có và vay mượn thêm được khoảng hơn 300 triệu đồng. Có vốn ban đầu, anh vào Vĩnh Long học cách nuôi lươn. Trải qua 3 tháng học nghề, anh về quê san lấp mặt bằng trên chính khu đất của gia đình và xây dựng hơn 10 bể xi măng, nuôi thử nghiệm hơn 2.000 con lươn giống.

Nhờ mô hình nuôi lươn, giúp anh Lê Văn Đông thu lời hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Minh Hoàng

Nhờ mô hình nuôi lươn, giúp anh Lê Văn Đông thu lời hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Minh Hoàng

Thật may mắn, ngay lứa lươn đầu tiên đã mang lại kết quả tốt, xuất bán được khoảng 4 tấn, do lươn bán được giá cao nên giúp anh thu lời khoảng hơn 150 triệu đồng.

Thấy công việc thuận lợi, anh Đông dốc toàn bộ vốn liếng, tiền lời đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại lên 30 bể xi măng. Ngoài ra, anh nhận liên kết cùng 5 trại nuôi lươn tại địa phương. Đến nay, riêng sản lượng lươn của anh nuôi đã đạt khoảng 10 tấn/năm, sản lượng của các trại nuôi vệ tinh đạt khoảng 20 tấn/năm. Nhờ nuôi lươn, mỗi năm anh thu lời khoảng từ 300 đến 500 triệu đồng.

Theo anh Đông, để có thành quả như ngày hôm nay, anh đã phải bỏ ra rất nhiều công sức trong nhiều năm để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

“Nuôi lươn không bùn nói là dễ cũng đúng, khó cũng đúng, bởi dễ với những người đã có kinh nghiệm, còn khó là rất khó đối với người mới nuôi. Nuôi lươn không bùn thường dễ bị nhiễm khuẩn, bị các bệnh ngoài da và đường ruột. Nguyên nhân của các bệnh này chủ yếu là do nguồn nước. Nếu không biết được việc này sẽ dẫn tới lươn bị bệnh triền miên, thậm chí bị chết. Do đó vấn đề đảm bảo nguồn nước cho lươn là điều kiện gần như tiên quyết”- anh Đông cho hay.

Những con lươn giống phát triển khỏe mạnh trong trang trại của anh Đông. Ảnh: Minh Hoàng

Những con lươn giống phát triển khỏe mạnh trong trang trại của anh Đông. Ảnh: Minh Hoàng

Cũng theo anh Đông, hiện nay giá lươn thương phẩm của gia đình anh bán ra thị trường dao động từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh.

Theo đại diện lãnh đạo UBND xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, trang trại nuôi lươn không bùn của gia đình anh Đông là một mô hình mới. Sau khi nắm bắt được mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, địa phương đã khuyến khích, tuyên truyền rộng rãi đến bà con nhân dân đến tham quan, học tập và nhân rộng mô hình này.

“Thậm chí, nếu phát triển và nhân rộng được mô hình này, có thể tạo thành làng nghề và cho ra các sản phẩm đặc trưng của địa phương” - đại diện lãnh đạo xã Đông Phú chia sẻ.

Theo Quách Du/báo Lao Động

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/bo-nghe-op-da-chang-trai-ve-que-nuoi-luon-lai-tram-trieu-dong-moi-nam.html