Bộ ba đình - đền - chùa nổi tiếng toàn Việt Nam của Bắc Ninh

Đỉnh Bảng, đền Đô và chùa Dâu vừa là kiệt tác kiến trúc truyền thống, vừa là những địa điểm tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách gần xa ở Bắc Ninh.

1. Nằm ở làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đình Bảng được coi là ngôi đình cổ có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam còn tồn tại đến nay. Đình được xây dựng từ năm 1700-1736, là nơi thờ Cao Sơn đại vương, Thủy Bá đại vương, Bách Lệ đại vương và 6 vị có công lập làng.

1. Nằm ở làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đình Bảng được coi là ngôi đình cổ có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam còn tồn tại đến nay. Đình được xây dựng từ năm 1700-1736, là nơi thờ Cao Sơn đại vương, Thủy Bá đại vương, Bách Lệ đại vương và 6 vị có công lập làng.

Về tổng thể, đình Bảng gồm tòa đại đình đồ sộ nối với hậu cung phía sau theo dạng mặt bằng hình chuôi vồ, còn gọi theo dạng chữ Nho là kiểu “chữ đinh”. Riêng phần mái đình chiếm tới 2/3 chiều cao của đình với các đầu đao vút cong, tạo nên cảm giác uy nghi, bề thế.

Về tổng thể, đình Bảng gồm tòa đại đình đồ sộ nối với hậu cung phía sau theo dạng mặt bằng hình chuôi vồ, còn gọi theo dạng chữ Nho là kiểu “chữ đinh”. Riêng phần mái đình chiếm tới 2/3 chiều cao của đình với các đầu đao vút cong, tạo nên cảm giác uy nghi, bề thế.

Đình có kết cấu hệ kèo chồng rường theo quy cách đình chùa truyền thống của người Việt. Gian chính điện có sàn thấp, gọi là “lòng thuyền”. Sàn ván các gian hai bên cao dần, tổng cộng là hai cấp, phân biệt địa vị của các hương chức khi họp việc làng.

Đình có kết cấu hệ kèo chồng rường theo quy cách đình chùa truyền thống của người Việt. Gian chính điện có sàn thấp, gọi là “lòng thuyền”. Sàn ván các gian hai bên cao dần, tổng cộng là hai cấp, phân biệt địa vị của các hương chức khi họp việc làng.

Chi tiết kiến trúc của đình được trang trí dày đặc các mảng điêu khắc gỗ. Đây là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật rất cao, mang những chủ đề phong phú như rồng, phượng, tùng, mai, trúc, bầu rượu, thanh gươm…

Chi tiết kiến trúc của đình được trang trí dày đặc các mảng điêu khắc gỗ. Đây là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật rất cao, mang những chủ đề phong phú như rồng, phượng, tùng, mai, trúc, bầu rượu, thanh gươm…

2. Nằm ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là nơi thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030 và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Năm 1952 đền bị quân Pháp phá hủy, năm 1989 được phục dựng.

2. Nằm ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là nơi thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030 và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Năm 1952 đền bị quân Pháp phá hủy, năm 1989 được phục dựng.

Đền có một khuôn viên rộng lớn với hồ nước và thủy đỉnh ở phía trước. Phía sau thủy đình là cổng vào khu đền nội, được gọi là Ngũ Long Môn. CÔng trình này có năm bức chạm khắc rồng bằng đá rất công phu.

Đền có một khuôn viên rộng lớn với hồ nước và thủy đỉnh ở phía trước. Phía sau thủy đình là cổng vào khu đền nội, được gọi là Ngũ Long Môn. CÔng trình này có năm bức chạm khắc rồng bằng đá rất công phu.

Đền nội có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, trung tâm là chính điện. Chính điện gồm Phương đình 8 mái 3 gian kế tiếp là nhà Tiền tế 7 gian. Sau nhà Tiền tế là Cổ Pháp điện gồm 7 gian.

Đền nội có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, trung tâm là chính điện. Chính điện gồm Phương đình 8 mái 3 gian kế tiếp là nhà Tiền tế 7 gian. Sau nhà Tiền tế là Cổ Pháp điện gồm 7 gian.

Trong đền đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông. Ba gian bên phải lần lượt thờ vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông. Ba gian bên trái thờ vua Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông.

Trong đền đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông. Ba gian bên phải lần lượt thờ vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông. Ba gian bên trái thờ vua Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông.

3. Nằm ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Theo một số sử liệu, chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt.

3. Nằm ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Theo một số sử liệu, chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt.

Chùa mang lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” với bốn dãy nhà liên thông bao quanh ba ngôi nhà chính, gồm tiền điện, thiêu hương và thượng điện. Công trình ấn tượng nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân sau tiền điện. Tháp xưa có 9 tầng, nay chỉ còn ba tầng dưới.

Chùa mang lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” với bốn dãy nhà liên thông bao quanh ba ngôi nhà chính, gồm tiền điện, thiêu hương và thượng điện. Công trình ấn tượng nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân sau tiền điện. Tháp xưa có 9 tầng, nay chỉ còn ba tầng dưới.

Về tín ngưỡng, chùa Dâu thờ Tứ pháp, gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là một hệ thống thờ tự độc đáo mang đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa.

Về tín ngưỡng, chùa Dâu thờ Tứ pháp, gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là một hệ thống thờ tự độc đáo mang đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa.

Ngày nay, chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm mẫu mực của nền điêu khắc cổ Việt Nam.

Ngày nay, chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm mẫu mực của nền điêu khắc cổ Việt Nam.

Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bo-ba-dinh-den-chua-noi-tieng-toan-viet-nam-cua-bac-ninh-1706796.html