Bình minh nơi chợ cá độc nhất vô nhị ở Quảng Ngãi

Bình minh vừa ló rạng, cũng là lúc hàng chục tàu khai thác hải sản tấp vào chợ cá ở thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) để bán cá, hình thành nên một ngôi chợ độc nhất vô nhị ở Quảng Ngãi.

Chợ cá ở thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu) cách TP Quảng Ngãi khoảng hơn 30km về hướng đông bắc. Trải qua bao đời, người dân ở nơi đây chủ yếu mưu sinh bằng nghề khai thác hải sản. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Chợ cá ở thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu) cách TP Quảng Ngãi khoảng hơn 30km về hướng đông bắc. Trải qua bao đời, người dân ở nơi đây chủ yếu mưu sinh bằng nghề khai thác hải sản. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Sau chuyến đánh bắt xuyên đêm tàu thuyền lại tấp nập vào bờ bán hải sản, hình thành nên chợ độc nhất vô nhị ở Quảng Ngãi, với vẻ đẹp bình dị, nguyên sơ của vùng quê ven biển. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Sau chuyến đánh bắt xuyên đêm tàu thuyền lại tấp nập vào bờ bán hải sản, hình thành nên chợ độc nhất vô nhị ở Quảng Ngãi, với vẻ đẹp bình dị, nguyên sơ của vùng quê ven biển. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Khoảng 5h, đội tàu đánh bắt gần bờ cập bến bán cá. Những tàu này chủ yếu đánh bắt quanh khu vực đảo Lý Sơn. Tàu xuất bến từ hôm trước, đánh bắt xuyên đêm đến hôm sau quay về bờ bán hải sản. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Khoảng 5h, đội tàu đánh bắt gần bờ cập bến bán cá. Những tàu này chủ yếu đánh bắt quanh khu vực đảo Lý Sơn. Tàu xuất bến từ hôm trước, đánh bắt xuyên đêm đến hôm sau quay về bờ bán hải sản. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Để đưa hải sản vào bờ, ngư dân sẽ chuyển hải sản từ tàu lớn sang thuyền thúng nhỏ, còn tiểu thương chờ đợi sẵn trên bờ biển để thu mua. Việc thu mua cá diễn ra ngay bên mép sóng. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Để đưa hải sản vào bờ, ngư dân sẽ chuyển hải sản từ tàu lớn sang thuyền thúng nhỏ, còn tiểu thương chờ đợi sẵn trên bờ biển để thu mua. Việc thu mua cá diễn ra ngay bên mép sóng. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Cá đánh bắt gần bờ nên rất tươi ngon. Mỗi ngày có 40 - 60 tiểu thương các huyện, thành phố trong tỉnh đến đây mua cá đưa đi bán lẻ. Một phần cá được mua đưa lên các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên tiêu thụ. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Cá đánh bắt gần bờ nên rất tươi ngon. Mỗi ngày có 40 - 60 tiểu thương các huyện, thành phố trong tỉnh đến đây mua cá đưa đi bán lẻ. Một phần cá được mua đưa lên các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên tiêu thụ. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Chợ cá nơi đây còn tạo việc làm cho nhiều lao động nữ. Công việc gánh cá, phân loại giúp mỗi người kiếm được 150.000-200.000 đồng trong một buổi sáng. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Chợ cá nơi đây còn tạo việc làm cho nhiều lao động nữ. Công việc gánh cá, phân loại giúp mỗi người kiếm được 150.000-200.000 đồng trong một buổi sáng. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Những mẻ cá tươi rói. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Những mẻ cá tươi rói. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Bà Trần Thị Linh (TP Quảng Ngãi) cho biết, cá được ngư dân đánh bắt gần bờ nên rất tươi, giá cả lại rẻ. "Tôi phải đi 30km mới đến chợ, tuy có xa nhưng đến đây mua về bán mới có lời. Hôm nay tôi mua được 40kg cá, số cá này sẽ đưa về bán lẻ tại TP Quảng Ngãi" (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Bà Trần Thị Linh (TP Quảng Ngãi) cho biết, cá được ngư dân đánh bắt gần bờ nên rất tươi, giá cả lại rẻ. "Tôi phải đi 30km mới đến chợ, tuy có xa nhưng đến đây mua về bán mới có lời. Hôm nay tôi mua được 40kg cá, số cá này sẽ đưa về bán lẻ tại TP Quảng Ngãi" (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Toàn xã Bình Châu có khoảng 480 tàu cá với khoảng 9.000 người sinh sống bằng nghề biển. Trong số đó có khoảng 200 tàu hành nghề đánh bắt gần bờ. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Toàn xã Bình Châu có khoảng 480 tàu cá với khoảng 9.000 người sinh sống bằng nghề biển. Trong số đó có khoảng 200 tàu hành nghề đánh bắt gần bờ. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết, đội tàu đánh bắt gần bờ của xã hoạt động rất hiệu quả. Đội tàu này đánh bắt trong ngày nên chi phí thấp, ít nguy cơ rủi ro. Số hải sản đánh bắt được tiêu thụ ngay khi tàu vừa cập bến. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết, đội tàu đánh bắt gần bờ của xã hoạt động rất hiệu quả. Đội tàu này đánh bắt trong ngày nên chi phí thấp, ít nguy cơ rủi ro. Số hải sản đánh bắt được tiêu thụ ngay khi tàu vừa cập bến. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

“Ngư dân đánh bắt gần bờ có thể kiếm được 400-500 ngàn đồng mỗi ngày. Ngoài ra, còn tạo được nhiều việc làm cho người dân địa phương kiếm thêm thu nhập”, ông Hùng nói. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

“Ngư dân đánh bắt gần bờ có thể kiếm được 400-500 ngàn đồng mỗi ngày. Ngoài ra, còn tạo được nhiều việc làm cho người dân địa phương kiếm thêm thu nhập”, ông Hùng nói. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Ngoài chợ cá ở thôn Châu Thuận Biển. Xã Bình Châu được xem là vùng đất nổi tiếng với “nghĩa địa tàu cổ”. Vùng biển nơi đây có hàng chục xác tàu cổ đắm, nhiều tàu đã được trục vớt, lộ ra hàng nghìn cổ vật quý giá. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Ngoài chợ cá ở thôn Châu Thuận Biển. Xã Bình Châu được xem là vùng đất nổi tiếng với “nghĩa địa tàu cổ”. Vùng biển nơi đây có hàng chục xác tàu cổ đắm, nhiều tàu đã được trục vớt, lộ ra hàng nghìn cổ vật quý giá. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Nguyễn Ngọc

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/binh-minh-noi-cho-ca-doc-nhat-vo-nhi-o-quang-ngai-post1574145.tpo